(HBĐT) - Hỏi: Khi xem xét trách nhiệm của chi bộ trong việc thi hành kỷ luật oan, sai đối với đồng chí X. có đảng viên nêu ý kiến: Đồng chí và một số đồng chí nữa không phải chịu trách nhiệm về việc chi bộ quyết định kỷ luật oan, sai đối với đồng chí X. vì khi chi bộ bỏ phiếu quyết định kỷ luật đối với đồng chí X. đồng chí và một số đồng chí khác đã bỏ phiếu “không kỷ luật” nhưng vì khi bỏ phiếu lần 2 để quyết định hình thức kỷ luật cụ thể thì trong mẫu phiếu chỉ có các hình thức kỷ luật, bắt buộc phải chọn một hình thức kỷ luật, không có nội dung “không kỷ luật” để đánh dấu (như khi bỏ phiếu biểu quyết lần một). Vậy, ý kiến nêu trên của đảng viên là đúng hay sai?

 

Trả lời: - Khoản 5, Điều 9, Điều lệ Đảng khóa XI quy định: “Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số”.

 

- Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 38, Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của BCH T.ư khóa XI quy định: “Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiếu kín. Sau khi xem xét, kết luận, tổ chức Đảng phải biểu quyết bằng phiếu kín việc có kỷ luật hay không kỷ luật. Nếu kết quả biểu quyết không kỷ luật thì phải báo cáo tổ chức Đảng cấp trên. Trường hợp kết quả biểu quyết đến mức phải thi hành kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết không có hình thức kỷ luật nào có đủ đa số phiếu theo quy định thì báo cáo đầy đủ hồ sơ để tổ chức Đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định của cấp có thẩm quyền phải được chấp hành nghiêm chỉnh”.

 

Theo các quy định trên, việc bỏ phiếu quyết định kỷ luật hay không kỷ luật đối với đảng viên vi phạm là thể hiện ý chí của tổ chức Đảng về việc có hay không xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm. Sau khi bỏ phiếu lần thứ nhất, có trên một nửa số thành viên của tổ chức Đảng (chi bộ) nhất trí cần phải có kỷ luật đối với đảng viên vi phạm thì lần bỏ phiếu biểu quyết tiếp theo có ý nghĩa xác định một hình thức kỷ luật cụ thể. Trong trường hợp này, yêu cầu thành viên trong cấp ủy, ủy ban kiểm tra, chi bộ chấp hành kết quả bỏ phiếu lần thứ nhất phải bỏ phiếu cho một hình thức cụ thể theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng chí và một số đồng chí khác bỏ phiếu lần thứ nhất biểu quyết quyết định “không kỷ luật” đối với đồng chí X. là ý kiến thuộc về thiểu số, đồng chí và một số đồng chí khác có cùng ý kiến được quyền bảo lưu ý kiến của mình nhưng vẫn phải chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc biểu quyết quyết định lần 2 để chọn một hình thức kỷ luật cụ thể.

 

Trách nhiệm của đồng chí và một số đảng viên khác trong việc thi hành kỷ luật oan, sai đối với đồng chí X. sẽ được cấp ủy có thẩm quyền căn cứ vào ý kiến của cá nhân đồng chí và các đồng chí khác đã phát biểu trước khi bỏ phiếu biểu quyết quyết định kỷ luật đối với đồng chí X. để xem xét, cân nhắc và quyết định phù hợp với tính hình thực tế.

 

 

                                                                               Hoàng Nam An

                                                                               (UBKT Tỉnh uỷ)

 

Các tin khác


Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi chăm lo đời sống hội viên

Phát huy vai trò của tổ chức Hội, bằng các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi luôn đồng hành, chăm lo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên, nhất là hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng văn hóa an toàn giao thông từ mỗi cán bộ, chiến sỹ

Thời gian qua, thực hiện tốt phương châm "xây dựng văn hóa an toàn giao thông (ATGT) là nâng cao ý thức chấp hành ATGT từ mỗi quân nhân”, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) về nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Nhờ vậy từng bước hình thành và xây dựng văn hóa ATGT trong mỗi cơ quan, đơn vị và CBCS.

Giữ vững trận địa tư tưởng

Đó là tinh thần, quan điểm xuyên suốt của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trên mặt trận đấu tranh, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục