(HBĐT) - Cuối tháng 11/2016, Huyện uỷ Lương Sơn tổ chức tọa đàm “Giải pháp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cuộc tọa đàm tạo điểm nhấn mạnh mẽ, thể hiện sự nghiêm túc, tích cực trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đó tạo sự lan toả sâu rộng trong toàn Đảng bộ, đến từng cơ sở, tiếp nối những kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhân lên những mô hình tiêu biểu, điển hình tiên tiến, gương mẫu trong việc học và làm theo Bác.

 

Những ngày này, công trình xây dựng sân vận động, nhà văn hoá trung tâm xã Tân Vinh được tích cực san lấp mặt bằng. Khuôn viên xây dựng hoàn toàn trên đất 2 vụ lúa của nhân dân xóm Đồng Tiến và xóm Cời. Để có được mặt bằng, bà con tự nguyện hiến đất với giá thoả thuận để xây dựng công trình. ông Phùng Mạnh Thương, trưởng xóm Đồng Tiến và là hộ hiến đất nhiều nhất cho biết: “Đời sống của người dân trong xóm dựa vào nông nghiệp là chính nên có mảnh đất cấy trồng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trước chủ trương xây dựng công trình sân vận động và nhà văn hoá xã, đây cũng là mong muốn chung của bà con có khu thể thao, sinh hoạt cộng đồng nên sau khi được xã tổ chức họp thông báo về quy hoạch, tuyên truyền, vận động, lấy ý kiến nhân dân, bà con đều đồng tình ủng hộ, nhận mức giá hỗ trợ chỉ bằng 1/3 so với giá trị thực tế thu hồi tại vị trí đó. Thời điểm tháng 5/2016 chuẩn bị cấy nhưng khi UBND xã thông báo tạo mặt bằng trong quý III, bà con đã dừng cấy để đất cho công trình”.  

Ông Phùng Mạnh Thương (ngoài cùng bên phải) trao đổi cùng cán bộ Đảng uỷ xã Tân Vinh, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Lương Sơn tại khu vực bà con hiến đất xây dựng sân vận động, nhà văn hoá xã Tân Vinh đang được san lấp mặt bằng.

Trong 10 hộ hiến đất có 8 hộ xóm Đồng Tiến và 2 hộ xóm Cời. Gia đình ông Thương là hộ hiến nhiều nhất với 1.028 m2 đất. Các hộ còn lại từ 200 - 300 m2, có hộ 30 - 40 m2. Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Vinh nhấn mạnh: Việc hiến đất của bà con là việc làm xứng đáng được biểu dương, ghi nhận, thể hiện tinh thần, trách nhiệm của người dân cùng chính quyền xã trong công cuộc phát triển hạ tầng KT -XH nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời cũng là minh chứng rõ nét của việc hưởng ứng thực hiện Chỉ thị số 05 lan toả sâu rộng trong nhân dân, học tập và làm theo Bác bằng hành động cụ thể, thiết thực.  

Ởthị trấn Lương Sơn, bà Bùi Thị Minh Thức được nhiều người biết đến là người hoạt động từ thiện, nhân đạo tích cực. Đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng bà không chọn cuộc sống an nhàn vui hưởng tuổi già mà vẫn miệt mài, bền bỉ trên con đường thiện nguyện. Hiện bà là Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức (Trung tâm) và là Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi huyện. Gặp bà tại Trung tâm đúng lúc đang lắp đặt xe lăn do Tổ chức Sứ mạng xe lăn nhân đạo tài trợ để chuẩn bị trao tặng cho người khuyết tật, bà chia sẻ: “Gần như cả cuộc đời tôi gắn bó với công tác từ thiện. Quá trình công tác khi làm ở phòng LĐ -TBXH huyện rồi Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thường xuyên được tiếp xúc, gặp gỡ với những người có hoàn cảnh khó khăn như người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, người già neo đơn không nơi nương tựa… khiến tôi luôn trăn trở. Từ thâm tâm tôi thấy mình cần phải làm điều gì đó để đem lại cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn cho những người kém may mắn. Năm 2005, tôi nghỉ hưu, đến năm 2007, tôi thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức, nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, phục hồi chức năng, dạy nghề cho người khuyết tật”.  

Để có điều kiện hoạt động, bà Thức tích cực tìm nguồn tài trợ từ các dự án, vận động ủng hộ của các nhà hảo tâm. Năm 2014, bà làm Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện, có dịp đến với cơ sở nhiều hơn để tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của người khuyết tật, từ đó kêu gọi các hoạt động hỗ trợ phù hợp. Như dịp Tết Bính Thân 2016 kêu gọi quỹ “Đứa bé” tặng 70 suất quà cho trẻ em nghèo, khuyết tật, mồ côi, hộ nghèo đặc biệt khó khăn của huyện, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng và bánh, kẹo, áo ấm, cặp sách, tổng trị giá 100 triệu đồng; vận động hỗ trợ 10 con bò cái lai Sind cho 10 người khuyết tật nghèo ở các xã Hợp Thanh, Long Sơn, Hợp Châu, Tân Thành, Cư Yên…  

Một mảng hoạt động được bà tâm đắc và duy trì xuyên suốt là dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã dạy nghề thêu tay truyền thống cho trên 500 người khuyết tật trên toàn tỉnh, hiện quản lý 50 tay thêu đã qua đào tạo, trực tiếp cung cấp mẫu và bao tiêu sản phẩm cho người lao động. Nhiều trường hợp qua đào tạo nghề của Trung tâm được nhận vào làm tại các công ty may Khu công nghiệp Lương Sơn, xưởng thêu tranh nghệ thuật ở Thường Tín (Hà Nội), làm thêu tại gia đình có nguồn thu nhập ổn định. Hiện, Trung tâm đang triển khai kế hoạch tuyển 60 trẻ khuyết tật để dạy nghề. Xuất phát từ tấm lòng chân thành, tình yêu thương giữa con người với con người, tương thân, tương ái, biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những việc bà Bùi Thị Minh Thức đã, đang làm thể hiện học và làm theo Bác một cách thiết thực, ý nghĩa nhất.  

Đồng chí Hoàng Việt Hồng, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Lương Sơn cho biết: Trên đây là hai trong số nhiều mô hình tiêu biểu của huyện về học tập và làm theo lời Bác. Từ thực hiện Chỉ thị số 03 và tiếp nối là Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các mô hình tiêu biểu, điển hình tiếp tục được duy trì, nhân rộng và phát huy. Mỗi cơ quan, đơn vị, cấp, ngành, hội, đoàn thể, cơ sở tổ chức việc học tập và làm theo một cách phù hợp, với phương châm học đi đôi với làm theo, khắc phục, ngăn ngừa bệnh hình thức, thành tích, nói không đi đôi với làm, gắn kết chặt chẽ với thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Đó là ngành Y tế huyện thực hiện tốt lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”; ngành GD &ĐT với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”; Hội LHPN với mô hình “ống tiền tiết kiệm”, “Hũ gạo tiết kiệm”, xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, khuyết tật; Hội CCB với mô hình phối hợp cùng các nhà trường vận động học sinh chống bỏ học; Hội Nông dân đẩy mạnh phong trào “Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; LLVT huyện xây dựng mô hình “Hũ gạo vì người nghèo”... Bên cạnh đó là những tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phát triển kinh tế, giữ gìn AN -TT, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới lan toả, góp phần đưa việc học tập và làm theo Bác ngày càng đi vào chiều sâu, dạt hiệu quả thiết thực.

                                                                         Thu Hà

 

Các tin khác


Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi chăm lo đời sống hội viên

Phát huy vai trò của tổ chức Hội, bằng các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi luôn đồng hành, chăm lo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên, nhất là hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng văn hóa an toàn giao thông từ mỗi cán bộ, chiến sỹ

Thời gian qua, thực hiện tốt phương châm "xây dựng văn hóa an toàn giao thông (ATGT) là nâng cao ý thức chấp hành ATGT từ mỗi quân nhân”, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) về nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Nhờ vậy từng bước hình thành và xây dựng văn hóa ATGT trong mỗi cơ quan, đơn vị và CBCS.

Giữ vững trận địa tư tưởng

Đó là tinh thần, quan điểm xuyên suốt của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trên mặt trận đấu tranh, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục