Các hội thảo, mô hình chuyển giao KH -KT tại xã Toàn Sơn đã góp phần nâng cao kiến thức, trình độ sản xuất nông nghiệp của nông dân.

Các hội thảo, mô hình chuyển giao KH -KT tại xã Toàn Sơn đã góp phần nâng cao kiến thức, trình độ sản xuất nông nghiệp của nông dân.

(HBĐT) - XãToàn Sơn (Đà Bắc) hiện có 2.386 khẩu, trong đó có khoảng trên 50% đang trong độ tuổi lao động. Dân tộc Dao chiếm 47%, dân tộc Kinh chiếm 30% và dân tộc Mường chiếm 28%. Kể từ năm 2011 đến nay, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh, huyện liên tục phối hợp với xã mở lớp đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn.

 

Dựa vào nhu cầu đăng ký của các xóm, năm 2011 đã mở 1 lớp sửa chữa xe máy cho 30 lao động, thời gian học 6 tháng. Tiếp đó, năm 2012 mở 1 lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho 30 lao động, thời gian học 3 tháng và đến năm 2013 mở 1 lớp điện dân dụng cho 30 lao động, thời gian học 3 tháng. Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đã quan tâm, tạo  mọi điều kiện hỗ trợ về địa điểm, trang thiết bị cần thiết khác cho các khóa đào tạo. Đáng kể là không ít lao động xã sau khi được học nghề đã phát huy khả năng, tạo lập nghề ngay tại quê hương. Có người được tuyển dụng vào làm việc tại các DN, cơ sở sản xuất ở trung tâm huyện và TPHB. Tiêu biểu như anh Quách Văn Hải ở xóm Tân Sơn sau theo học lớp sửa chữa xe máy mở tại xã nhà đã được nhận vào làm nhân viên tại cửa hàng sửa chữa xe máy của Công ty TNHH Anh Phong - phường Đồng Tiến (TPHB) với thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng /tháng.

 

Cũng trong 3 năm gần đây, nhiều hoạt động liên kết đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Dự án AFAP, chương trình KN -KL đã được triển khai. Đồng chí Trần Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Bình quân mỗi năm có hàng chục lớp dạy nghề, tập huấn chăn nuôi, trồng trọt cho phụ nữ, ĐV-TN, nông dân ở các xóm. Về hội thảo mô hình sản xuất có tháng tổ chức đến 5 - 6 cuộc, phối hợp với trạm KN -KL, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống ngô sông Bôi, Dự án AFAP... để giới thiệu giống mới, chuyển giao tiến bộ KH -KT đến bà con. Sau mỗi khóa học, bà con nông dân tham gia đều được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ đã qua đào tạo nghề. Gần đây nhất là lao động nông thôn xóm Cha sau khi hoàn thành khóa tập huấn kỹ thuật trồng sắn cao sản đã được cấp chứng chỉ. Tại xóm Chúc Sơn, với hỗ trợ của Dự án AFAP, 1 cơ sở chổi chít đã được thành lập, dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 40 chị em. Các hộ ở những xóm có điều kiện về chăn nuôi, nuôi thủy sản cũng được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. Một số lớp trồng nấm rơm, rau gia vị dự kiến sẽ được mở tại xã trong năm nay.

 

Với kinh tế thuần nông, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã trước đây chưa áp dụng được giống mới, KH-KT vào sản xuất tạo giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, từ khi được dạy nghề, trình độ, năng lực sản xuất của bà con tiến bộ, có nhiều chuyển biến về nhận thức trồng cây gì, nuôi con gì hiệu quả. Đơn cử như hộ bà Nguyễn Thị Bắc, ông Lê Văn Diệp ở xóm Chúc Sơn sau tham gia mô hình thâm canh ngô lai trên đất bưa bãi đã duy trì mô hình, tiếp tục đưa giống ngô lai của Mỹ, Thụy Sỹ và áp dụng các kỹ thuật đã được trang bị vào sản xuất, cho năng suất trên 60 tạ /ha. Với tiêu chí số 12 trong bộ tiêu chí xây dựng NTM đã đạt được, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên, được cấp giấy chứng nhận về nghề trên địa bàn xã hiện đạt trên 60% (vượt 15% so với chuẩn). Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, tiêu chí số 12 có ý nghĩa quan trọng, liên quan chặt chẽ với các tiêu chí số 10 (thu nhập), tiêu chí số 11 (hộ nghèo) và tiêu chí số  13 (hình thức tổ chức sản xuất). Trên cơ sở đạt được tiêu chí 12, xã nỗ lực phấn đấu đến cuối năm nay sẽ đạt tiêu chí số 13 và năm tiếp theo sẽ lần lượt đạt các tiêu chí 10, 11. Mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bình quân  5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 13 triệu đồng, ước tính năm nay đạt 15 triệu đồng /người/năm.

 

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục