Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm vùng cam hàng hóa huyện Cao Phong. Ảnh: p.v

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm vùng cam hàng hóa huyện Cao Phong. Ảnh: p.v

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng và có tính chiến lược nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của BCH T.Ư Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với lòng dân, được nhân dân cả nước đồng tình và hưởng ứng tích cực. Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của BCH T.Ư Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ ở tỉnh ta là một cuộc cách mạng mang tính tổng thể về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao đời sống của nhân dân, được sự đồng thuận cao, đặc biệt là người dân ở nông thôn.

 

Trong bối cảnh trên 80% dân số sinh sống ở nông thôn, xuất phát điểm các xã thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, nguồn lực đầu tư hạn chế việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình gặp nhiều khó khăn. Song với sự tập trung lãnh đạo, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị  xã hội từ tỉnh đến cơ sở và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của BCH T.Ư Đảng, Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 07/6/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020, chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả toàn diện, tích cực: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt 4,1%/năm. Bảo đảm an ninh lương thực trong toàn tỉnh, nông nghiệp ngày càng thể hiện vai trò trụ đỡ cho sự phát triển bền vững nền KT-XH của tỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần của đại đa số nông dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên. Đến nay giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha diện tích đất sản xuất bình quân đạt trên 114 triệu đồng. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn hàng năm tăng thêm khoảng 2,5 triệu đồng/người/năm; năm 2015 đạt bình quân 18,2 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn mỗi năm bình quân giảm khoảng 4,79%, năm 2015 còn khoảng 12%. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề ước đạt 45%. Đã huy động hàng nghìn tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, tạo bước chuyển biến tích cực trong diện mạo nông thôn. Đến nay, 100% số xã có điện, 96,3% hộ dân thường xuyên được sử dụng điện an toàn. Công tác chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở được đổi mới, mở rộng dịch vụ y tế cho tuyến xã. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế năm 2015 ước đạt 94%. Môi trường sinh thái khu vực nông thôn ngày càng được chú trọng, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng, trại chăn nuôi được tập trung đầu tư. Các giá trị răn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc được bảo tồn và gìn giữ. Dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được nâng cao. 

Đặc biệt, phong trào thi đua Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới được các cấp, ngành, địa phương và toàn thể nhân dân tích cực hưởng ứng, đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng và hiệu quả. Người dân nông thôn đã nhận thức sâu sắc vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, đóng góp hàng chục vạn ngày công, hiến hàng trăm ha đất ở, đất sản xuất, trị giá hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi, làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường điện hạ thế, phòng học, nhà văn hóa xã, giúp nhau vượt khó, giảm nghèo Tại nhiều địa phương trong tỉnh đã hình thành một lớp nông dân mới cần cù chịu khó, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, tích cực lao động sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, khai thác lợi thế đặc thù làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Từ phong trào thi đua trong lao động sản xuất đã bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao, ngày càng xuất hiện nhiều hơn hộ gia đình có kinh tế khá, giàu trong nông dân và đồng bào dân tộc. Tỉnh ta đã có nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu, xuất hiện vua bưởi,  vua cam,  vua trồng rừng, chăn nuôilà những kỹ sư nông dân biết tính toán làm ăn và sản xuất hiệu quả, có doanh thu và thu nhập hàng tỷ đồng. Đó là những minh chứng sinh động và hiệu quả của phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta, trong đó người nông dân khẳng định vai trò trung tâm trong phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới.  

Từ xuất phát điểm thấp, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, từ tỉnh đến địa phương, đến nay, tỉnh ta đã có 31 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới; các tiêu chí nông thôn mới tăng lên rõ rệt: Từ bình quân 4,4 tiêu chí/xã năm 2011 đến nay đã đạt 11,5 tiêu chí/xã (tăng 7,1 tiêu chí/xã); không còn xã đạt dưới 05 tiêu chí, những kết quả trên đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.  

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh vẫn còn những hạn chế như: Phong trào xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chất lượng một số tiêu chí còn thấp và chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh; thu nhập và đời sống dân cư nông thôn còn thấp; khả năng tiếp cận y tế, giáo dục văn hóa người dân vùng khó khăn còn hạn chế; môi trường nông thôn có xu hướng ngày càng suy giảm là những thách thức cần giải quyết trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta.

 Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 55/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI với chỉ tiêu phấn đấu rất cao đến năm 2020 có 40% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã, không có xã nào dưới 10 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 35 triệu đồng/năm, tỷ lệ lao động nông thôn được đào nghề trên 60%... cấp ủy, chính quyền các cấp, MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nông dân cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:  

Một là, tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của T.Ư và của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân, huy động cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

 Hai là, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác, liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản để tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Từ đó người dân có điều kiện tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, huy động hợp lý sức dân để chăm lo lợi ích chính đáng của người dân, vì mục tiêu phát triển, xây dựng con người mới, diện mạo mới, sức sống mới, động lực phát triển mới đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.  

Ba là, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên bố trí, lồng ghép hiệu quả các  nguồn lực, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách chung vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Không tự bằng lòng, thỏa mãn với thành tích đã đạt được, tiếp tục nâng chất lượng các xã nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, hoàn thiện có chất lượng các tiêu chí chưa đạt được, chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn trong giai đoạn tiếp theo.  

Bốn là, hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh xuống cơ sở tổ chức tốt phong trào thi đua Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên nắm bắt, phát hiện những mô hình tốt, cách làm hay để phổ biến ra diện rộng, khen thưởng thỏa đáng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình.  

Với định hướng đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nông dân tỉnh Hòa Bình nỗ lực phấn đấu, chung tay xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại.

 

 

 

 

Các tin khác


Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phát huy những kết quả, truyền thống đoàn kết, tạo khí thế mới để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ (*)

Ngày 26/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã phát biểu bế mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Phong trào thanh niên tình nguyện lan tỏa và thiết thực

Thời gian qua, phong trào thanh niên tình nguyện được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tham gia. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thanh niên. Bên cạnh đó là cơ hội để đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng sống, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Hải Bình giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và trao Quyết định.

Hội nghị lần thứ 30 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ

Ngày 25/3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ tổ chức Hội nghị lần thứ 30, khóa XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Sáng 25/3, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục