Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát; đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm mô hình nhãn lồng ở xã Sơn Thủy (Kim Bôi).  ảnh: P.V

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát; đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm mô hình nhãn lồng ở xã Sơn Thủy (Kim Bôi). ảnh: P.V

(HBĐT) - LTS: Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực tam nông cũng như rút ra được những bài học kinh nghiệm quý. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó BCĐ chương trình xây dựng NTM tỉnh.

 

PV: Sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, xin đồng chí đánh giá về những chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực tam nông của tỉnh?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Thực hiện chương trình xây dựng NTM đã mang đến cho tam nông nhiều kết quả đáng mừng. Với các kết quả đạt được ấy, không chỉ thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn mà điều có ý nghĩa nhất là tư duy, nhận thức của người nông dân được nâng lên rất cao; tinh thần đại đoàn kết các dân tộc được củng cố vững chắc; lòng tin của người dân với Đảng, với Nhà nước tăng lên rất nhiều... Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. Hệ thống GTNT, giao thông nội đồng và các công trình phúc lợi được chỉnh trang xây dựng theo chuẩn NTM. Tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh giảm bình quân 3,7%/năm, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo chung cả tỉnh khoảng 15%, thu nhập bình quân đạt 18,2 triệu đồng, tăng thêm khoảng 2,5 triệu đồng/người/ năm. Số lao động nông thôn có việc làm tăng dần qua các năm. Có thể thấy, xây dựng NTM đã và đang làm thay đổi tích cực diện mạo nông thôn. Sự thay đổi đó cho thấy tiềm lực trong dân đã dần được phát huy.

 

PV: Là tỉnh miền núi, nguồn lực còn hạn chế, trong khi xây dựng NTM đòi hỏi nguồn vốn lớn, để tháo gỡ khó khăn này, tỉnh đã có cơ chế, chính sách gì để huy động nguồn lực và phát huy vai trò của nông dân?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Trước hết, tỉnh đã thành lập được hệ thống BCĐ từ cấp tỉnh đến huyện, xã, xóm. Hệ thống cán bộ là cầu nối thông suốt về nhận thức, hành động và phản ánh, kiến nghị của người dân, của thực tiễn cơ sở. Tiếp đó, tỉnh đã ban hành hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình; công tác tuyên truyền, vận động được triển khai tích cực, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức. Công tác đào tạo, tập huấn được quan tâm, 176 lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia thực hiện xây dựng NTM các cấp, có hơn 7.000 lượt học viên tham gia; tổ chức 690 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM với 15.776 lượt người dân nông thôn tham gia nắm bắt những yêu cầu, những kiến thức về xây dựng NTM. Từ đó, các địa phương đã có những tham mưu, phản biện, đề xuất, kiến nghị cũng như việc triển khai, hiệu quả hơn, chính xác hơn ngay từ cơ sở. Khi người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của NTM là vì dân thì sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân trở thành động lực cho NTM.

 

Việc huy động các nguồn lực và phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng NTM thời gian qua đã được thực hiện một cách đồng bộ và bài bản. Trước hết là làm tốt công tác rà soát, đánh giá, lập quy hoạch NTM thật chuẩn để từ đó có kết quả đánh giá xác thực, làm cơ sở xây dựng tiến độ thực hiện các mục tiêu cũng như tham mưu với cấp trên những đề xuất hỗ trợ về vốn. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ rất lớn của T.ư cũng có những giải pháp để huy động nguồn nội lực, thu hút đầu tư từ các tổ chức KT-XH, các doanh nghiệp, doanh nhân và sự đóng góp tự nguyện của người dân.

 

Khi tham gia xây dựng NTM,  qua các lớp tập huấn, tuyên truyền, nông dân đã ý thức được làm NTM là làm cho chính họ nên tham gia rất hăng hái. Kết quả thực hiện phong trào trong 5 năm (từ năm 2011 - 2015)  toàn tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp 1.791.800 ngày công lao động; hiến 188,79 ha đất; đóng góp bằng tiền, vật liệu, máy móc, cải tạo nhà ở, vườn tạp... trị giá trên 1.719,6 tỷ đồng.

 

PV: Xây dựng NTM  xác định chủ thể chính là nông dân và cộng đồng dân cư sống ở khu vực nông thôn, tỉnh đã có những giải pháp gì để tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò trong chương trình XDNTM?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Nông dân - nông nghiệp - nông thôn vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng NTM, vì thế, tỉnh luôn có những giải pháp thiết thực để tạo điều kiện cho nông dân phát huy vai trò của mình.

 

Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, các địa phương tích cực tuyên truyền, thực hiện nghiêm quy định “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chính vì vậy, người dân đã tích cực, chủ động cùng cấp ủy, chính quyền bàn bạc và xác định việc gì cần làm trước, việc gì làm sau. Cùng tham gia đóng góp công sức, tài sản... xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Theo đó, nông dân các địa phương đã tham gia từ khâu lập đồ án quy hoạch, thiết kế xây dựng NTM và tổ chức thực hiện. Đại diện nông dân còn tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng, góp ý kiến xây dựng các công trình ở địa phương.

 

Mỗi địa phương có một cách làm khác nhau, song để hoàn thành tốt chương trình xây dựng NTM, qua thực tế cho thấy, cán bộ, đảng viên đã gương mẫu, đầu tàu và có sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân. Cùng với đó, các chính sách, chương trình và sự hỗ trợ từ tỉnh đến các cấp, ngành, chính quyền địa phương đều tập trung phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, tạo nền tảng KT-XH bền vững.

 

PV: Từ thành công 31 xã đạt chuẩn NTM, xin đồng chí cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện chương trình?

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Từ thực tế 5 năm xây dựng NTM, đúc rút kinh nghiệm sâu sắc là muốn thực hiện chương trình đạt hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần có quyết tâm cao, chỉ đạo cụ thể, sâu sát và liên tục, chủ động sáng tạo; làm rõ vai trò chủ thể của người dân, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp và thiết thực. Công khai, minh bạch với sự tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát của người dân, nhất là trong xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi… Xác định phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân là mục tiêu xuyên suốt cũng là động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển TTCN, dịch vụ, mở mang ngành nghề, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bên cạnh sự hỗ trợ của T.ư, của tỉnh, huyện cần huy động sự đóng góp, tham gia của DN và người dân vào quá trình xây dựng NTM. Phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm vững mục tiêu và bộ tiêu chí NTM để có cách làm phù hợp với điều kiện cùng những yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; huy động nguồn lực tại chỗ, lựa chọn và tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên.

 

Xây dựng NTM cần có sự tham gia của mọi cấp, mọi ngành, mọi người với nhiều mức độ tự nguyện khác nhau. NTM là vì sự tiến bộ của người dân và luôn được người dân chung sức xây dựng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh. Chúng tôi quyết tâm hoàn thành những mục tiêu về NTM, vì sự vững mạnh, giàu đẹp của quê hương Hoà Bình.

 

 

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

 

                                                             Đinh Thắng (thực hiện)

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành

Sáng 29/3, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng chí Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Đại hội Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/3, Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, ngày 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.

Huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trong những năm qua, UBND huyện Lạc Thuỷ ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV

Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục