Kinh tế rừng mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Đồng Môn (Lạc Thủy).  ảnh: Người dân xã Đồng Môn chăm sóc keo giống.

Kinh tế rừng mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Đồng Môn (Lạc Thủy). ảnh: Người dân xã Đồng Môn chăm sóc keo giống.

(HBĐT) - Đồng Môn là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy, cách trung tâm huyện 18 km. Xã có 3 KDC, các hộ dân sinh sống chủ yếu quanh các sườn đồi. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển KT-XH. Tuy nhiên, nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã đã từng bước biến khó khăn thành lợi thế để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững nhờ kết hợp kinh tế rừng với chăn nuôi đại gia súc.

 

Đồng chí Bùi Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết: Diện tích đất tự nhiên của xã hơn 1.900 ha, trong đó, diện tích đất rừng hơn 1.300 ha, đất ruộng chỉ có hơn 50 ha. Trung bình một năm hai vụ, toàn xã gieo cấy khoảng hơn 100 ha. Nhiều năm trước đây, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng diện tích đất nông nghiệp ít. Mặt khác, người dân chưa ý thức được hiệu quả của kinh tế rừng đem lại. Họ chủ yếu vào rừng khai thác củi đem bán chứ chưa hộ nào nghĩ đến việc  phát triển kinh tế từ trồng rừng nên đời sống nhân dân rất khó khăn.

 

Từ năm 2000, được sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy với quyết tâm đưa tiềm năng lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao thu nhập cho nhân dân, Đồng Môn đưa trồng rừng vào chương trình phát triển kinh tế của xã. Để tạo bước đột phá, xã thực hiện giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, vận động cán bộ, đảng viên tiên phong thực hiện trước, từ đó tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự tuyên truyền, vận động của cán bộ, đảng viên, người dân đã hiểu rõ lợi ích từ rừng mang lại. Qua đó, diện tích rừng trồng ở Đồng Môn ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm xã trồng mới hơn 100 ha rừng, trong đó chủ yếu là keo tai tượng. Kinh tế rừng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã từ 57,8% (năm 2010) xuống còn 35% (năm 2015), nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu cũng nhờ kinh tế rừng.  

 

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình anh Bùi Đức Lâm, thôn Cú Đẻ, một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế đồi rừng. Trước đây gia đình anh Lâm thuộc diện hộ nghèo. Nhà có ít ruộng, cấy lúa không đủ ăn nên mọi khoản chi phí trong gia đình đều trông cậy vào rừng. Hàng ngày, ngoài công việc đồng áng, anh Lâm cũng như nhiều người dân trong thôn  phải vào rừng khai thác lâm sản mang ra chợ bán, đời sống rất khó khăn. Sau này, thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, là đảng viên, anh Lâm mạnh dạn nhận đất trồng rừng theo định hướng của xã. Khi cây bắt đầu bước vào năm thứ 2, anh vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi thêm bò, trâu. Nhận thấy kinh tế rừng mang lại hiệu quả, anh tiếp tục mở rộng sản xuất, hiện anh có hơn 30 ha rừng trồng keo tai tượng. Chính nhờ mô hình đó, gia đình anh Lâm thu nhập trung bình  hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Gia đình anh Lâm không phải là hộ dân duy nhất đổi đời từ rừng. Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 90% hộ dân tham gia trồng rừng. Với chu kỳ 3 - 5 năm, mỗi ha keo cho thu nhập 80 - 90 triệu đồng, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Song song với phát triển kinh tế rừng, từ hỗ trợ của Dự án giảm nghèo tỉnh, Đồng Môn phát triển mô hình chăn nuôi đại gia súc. Dự án này nhằm hỗ trợ một số hộ nghèo ít đất trồng rừng có thêm thu nhập. Từ 16 con bò ban đầu được chia thành 16 nhóm với 48 hộ hưởng lợi, đến nay nhiều hộ đã có 2 - 3 con bò. Học tập từ dự án, các hộ cũng đã đầu tư nuôi trâu, bò để nâng cao thu nhập. Nhờ đó, kinh tế của Đồng Môn ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đạt hơn 22 triệu đồng/người/năm.

 

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân trong xã đã chung vốn đầu tư hệ thống máy cắt để sơ chế những sản phẩm từ gỗ keo, mang lại thu nhập, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

 

 

                                                                          Phương Linh

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục