Thực hiện Dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp” đến nay, huyện Lạc Thủy đã phát triển được 288,4 ha cam, bưởi đem lại thu nhập cao cho nông dân. ảnh: Nông dân xã Liên Hòa chăm sóc vườn cam gần 3 năm tuổi.

Thực hiện Dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp” đến nay, huyện Lạc Thủy đã phát triển được 288,4 ha cam, bưởi đem lại thu nhập cao cho nông dân. ảnh: Nông dân xã Liên Hòa chăm sóc vườn cam gần 3 năm tuổi.

(HBĐT) - Nói về những thành tựu trong phát triển KT-XH ở huyện Lạc Thủy, giờ đây không chỉ có ấn tượng với ngành “công nghiệp không khói” mà vùng đất giáp ranh với đồng bằng sông Hồng còn để lại dấu ấn mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản và là huyện đứng trong tốp đầu 11 huyện, thành phố về phong trào cải tạo vườn tạp phát triển vùng cây ăn quả có múi. Kết quả đó bắt nguồn từ những đề án, nghị quyết khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mang tính đột phá, có tính khả thi cao và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

 

Với hệ thống sông, suối, hồ, đập và núi, hang động hùng vĩ của hàng chục di tích văn hóa lịch sử... từ tiềm năng, thế mạnh đó, huyện Lạc Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Nghị quyết đã được cụ thể hóa bằng các đề án về quy hoạch, quản lý các hoạt động du lịch, lễ hội; thu hút đầu tư và huy động mọi nguồn lực xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thắng cảnh, tâm linh. Theo đó, những điểm đến quen thuộc, hấp dẫn như: di tích lịch sử cách mạng địa điểm Nhà máy In tiền đồn điền Chi Nê; di tích khảo cổ học hang Đồng Thớt, động Tiên, di tích danh lam thắng cảnh quần thể hang động Chùa Tiên (Phú Lão); di tích thắng cảnh hang Luồn, hang động núi Niệm cùng các di tích lịch sử văn hóa khác như chùa An Linh (Yên Bồng); đình Niếng (Hưng Thi); đình Làng Chùa, đền Niệm (Phú Thành), đền Rem (thị trấn Chi Nê); nhà thờ xứ đạo Khoan Dụ, nhà thờ Đồng Danh (Phú Thành); các khu du lịch sinh thái hồ Đồng Tâm, Minh Ngọc, làng Đá Bạc đang từng bước được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang, tôn tạo để đưa vào phục vụ du khách. Bên cạnh đó, huyện đã tăng cường tuyên truyền, quảng bá tiềm năng về du lịch, chú trọng nâng cao các loại hình dịch vụ. Riêng quý I/2016 đã có khoảng 32 vạn lượt du khách đến thăm quan, du ngoạn các điểm du lịch trên địa bàn, tăng 5 vạn lượt người so với cùng kỳ năm 2015.

 

Với dân số trên 6,5 vạn người, trong đó trên 86% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn, trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trước đây, cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn nên thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo phòng NN&PTNT xây dựng và triển khai Dự án “Phát triển vùng cây có múi, cải tạo vườn tạp” trên địa bàn huyện. Theo đó, dự án lựa chọn các xã: Phú Thành, Hưng Thi, Liên Hòa để xây dựng mô hình điểm với cây trồng chính là cam lòng vàng và cam Canh đường. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 220 ha cam, 13 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh, 45,4 ha bưởi Diễn và 7 ha nhãn chín muộn. Từ khi cho thu hoạch đến nay, năng suất, sản lượng, chất lượng cam trên địa bàn huyện luôn ổn định, đầu ra cho sản phẩm thuận lợi. Từ hiệu quả của dự án, nhiều hộ dân ở các xã, thị trấn trong huyện đã xoá bỏ vườn tạp, mở rộng diện tích cây có múi để nâng cao thu nhập.

 

Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản phù hợp với các địa bàn có diện tích chân ruộng trũng, ao, hồ, đập và nằm ven con sông như: Yên Bồng, Khoan Dụ, Phú Thành, Thanh Nông, Thanh Hà, Đồng Tâm, Liên Hòa, An Lạc được khuyến khích phát triển... Theo đó, trên 600 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện đem lại sản lượng khai thác hàng năm bình quân trên 630 tấn, với giá trị sản xuất bình quân đạt 100 -120 triệu đồng/ha. Trong đó sản phẩm chính là các loại cá truyền thống như trắm, chép, quả, trôi, rô phi, mè... Riêng quý I/2016, sản lượng khai thác đạt 157,6 tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 149,9 tấn, khai thác tự nhiên đạt 7,7 tấn.

 

Nghị quyết về phát triển du lịch và các dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp”; “Phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Lạc Thuỷ có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi phương thức sản xuất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Nhiều loại cây, con mới, quy trình canh tác tiên tiến được nông dân ứng dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao đã từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa và phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Từ kết quả đó, HĐND và UBND huyện đã phê duyệt và thông qua Đề án phát triển cây ăn quả huyện Lạc Thủy đến năm 2020 và Nghị quyết về phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Lạc Thủy giai đoạn 2015 - 2020. Mục tiêu được đặt ra là tập trung khai thác, tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế đối với phát triển cây ăn quả, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị trường; gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và tổ chức SX-KD. Giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia; nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần nâng cao giá trị ngành sản xuất nông nghiệp.

 

Những Nghị quyết và đề án đi vào cuộc sống góp phần để huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 33,1%; CN-XD 24,5%; du lịch - dịch vụ 42,4%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 29,2 triệu đồng/năm.

 

                                                                                    

 

                                                                 Đức Phượng

 

 

 

 

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục