(HBĐT) - Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp nhiều hộ gia đình vượt qua khó khăn, thiếu thốn vươn lên làm giàu. Trường hợp của chị Phạm Thị Hải ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) là một ví dụ. Nhìn ngôi nhà 2 tầng khang trang cùng vườn cam xanh tốt ít ai biết được để có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình chị đã phải đổ nhiều mồ hôi và nước mắt.

 

 

Chị Phạm Thị Hải, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam năm thứ 2.

 

Đưa chúng tôi đi thăm vườn cam sai trĩu quả, chị Hải tâm sự: “Trước đây, khi chưa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã. Nhà có 7 nhân khẩu gồm bố mẹ già, 2 vợ chồng tôi và 3 cháu, tài sản chỉ có ngôi nhà gỗ 30 m2 và 2.000 m2 đất canh tác, kinh tế rất khó khăn. Không có vốn làm ăn, hàng ngày, 2 vợ chồng đi làm thuê, công việc bấp bênh, lúc có việc làm, lúc không. Mặc dù suốt ngày lăn lộn với cuộc sống nhưng thu nhập cũng chỉ đủ trang trải chi phí hàng ngày. Những lúc bố mẹ già ốm đau hay vào năm học mới của con, vợ chồng tôi phải chạy đôn chạy đáo đi vay mượn bà con trong xóm. Cuộc sống cứ trong vòng luẩn quẩn đó tưởng không có lối thoát. Trong lúc khó khăn, gia đình tôi được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Bắt đầu từ năm 2005, với mức vay ban đầu 5 triệu đồng, gia đình dùng toàn bộ số tiền vay thuê 2.000 m2 đất, mua vật tư, cây giống trồng mía tím. Năm đầu tiên bán mía thu được trên 20 triệu đồng; gia đình tiếp tục thuê thêm 1.000 m2 đất đầu tư trồng mía. Người có công, đất chẳng phụ, sau 2 năm thu hoạch, gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng”.

 

Thấy trồng mía hiệu quả, đầu năm 2007, cùng với số tiền tích lũy năm trước, gia đình chị Hải tiếp tục vay NHCSXH 15 triệu đồng; thuê thêm hơn 1 ha đất để đầu tư trồng mía và 1 cặp trâu sinh sản, đàn lợn bột để chăn nuôi. Sau 3 năm thu hoạch từ cây mía, nuôi trâu, lợn, trừ chi phí, trả hết nợ NHCSXH, gia đình chị có trên 500 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu trên 160 triệu đồng. Gia đình đã bàn bạc và xây căn nhà 2 tầng với diện tích 200 m2, mua sắm đồ dùng trong nhà. Ngoài ra, gia đình chị mua thêm 2 ha đất đồi với thời hạn 50 năm của một số hộ dân trong vùng để trồng cây công nghiệp, đào 5.000 m2 ao thả cá.

 

Chưa bằng lòng với cuộc sống hiện tại và mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, sau khi nghiên cứu, tìm tòi, gia đình chị Hải quyết định phá toàn bộ cây công nghiệp trên diện tích đất mới mua để đầu tư trồng cam.

 

Đến cuối năm 2011, gia đình chị dùng toàn bộ số tiền tích lũy, vay thêm 30 triệu đồng từ chương trình hộ SX -KD tại vùng khó khăn của NHCSXH trồng cây ăn quả. Sau 3 năm kiến thiết cơ bản (từ tháng 11/2011 - 11/2014), gia đình chị đã trồng được gần 700 gốc cam Canh, trồng xen những cây ngắn ngày như đậu, đỗ; xây 1 căn nhà ở vườn diện tích 20 m2, bể chứa nước, toàn bộ hệ thống dẫn nước tưới cây tại vườn. Cuối năm 2015, vườn cam cho thu bói được trên 7 tấn quả, thu về trên 300 triệu đồng. Diện tích cam này cuối năm nay cho thu hoạch, dự kiến sản lượng khoảng 20 tấn quả, nếu giá cả ổn định sẽ có thu nhập gần 1 tỷ đồng. Ngoài diện tích cam đã cho thu hoạch, gia đình chị còn có gần 1.000 cây cam lòng vàng đang trong thời gian kiến thiết cơ bản năm thứ 2. Hiện, gia đình chị còn dư nợ NHCSXH 47 triệu đồng chương trình hộ SX -KD vùng khó khăn.

 

                                                                        Hải Linh

 

 

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục