(HBĐT) - LTS: Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh chia sẻ “Cộng đồng DN nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng địa phương ngày càng phồn thịnh. Hiệp hội DN và cộng đồng DN đặt niềm tin và kỳ vọng vào các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020 của Chính phủ và UBND tỉnh”.

 

 

Doanh nghiệp trong tỉnh tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội. ảnh: Công ty Hoàng Sơn tặng quà 2 xã Đồng Chum và xã Suối Nánh (Đà Bắc) . ảnh: p.v

PV: Xin ông cho biết một số kết quả chủ yếu trong hoạt động của Hiệp hội DN và cộng đồng DN tỉnh?  

Ông Nguyễn Cao Sơn: Hiệp Hội DN tỉnh đã thể hiện vai trò, chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên và cộng đồng DN; phát huy vai trò cầu nối giữa DN với cơ quan QLNN, DN với DN; tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển DN và cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ cộng đồng DN tháo gỡ khó khăn, phát triển SX-KD, thực hiện hiệu quả chương trình hành động “Đoàn kết - đổi mới - hội nhập và phát triển” và thực hiện phương châm “Hội viên hỗ trợ hội viên”… Đến nay, Hiệp hội DN có 3 tổ chức Hội DN thành viên và 11 tổ chức hội trực thuộc tại các huyện, thành phố với hơn 1.000 DN tham gia. Cộng đồng DN đã có bước phát triển về số lượng và chất lượng, trưởng thành về năng lực quản trị, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh. Hằng năm, các DN đã tạo doanh thu hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo ra năng lực, sản xuất mới, nộp ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu KT-XH của tỉnh. DN đã tham gia các hoạt động an sinh xã hội với giá trị từ 15-20 tỷ đồng. Nhiều DN của tỉnh có sự trưởng thành vượt bậc kể cả tư duy, trình độ quản lý, quy mô SX-KD, thành lập được tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh được trao tặng nhiều giải thưởng có uy tín như: Sao vàng đất Việt, Sao đỏ, doanh nghiệp - doanh nhân hội nhập, DN, doanh nhân văn hóa… và nhiều Huân chương Lao động, bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, UBND tỉnh, các bộ, ngành T.ư…  

PV: Xin ông cho biết những khó khăn, thách thức đối với cộng đồng DN tỉnh?  

Ông Nguyễn Cao Sơn: Mặc dù có sự phát triển tích cực, thế nhưng cộng đồng DN, doanh nhân trong tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Phần lớn các DN của tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, quy mô, năng lực sản xuất còn nhỏ bé, tính cạnh tranh chưa cao; chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, ít sản phẩm xuất khẩu. Chưa nhiều DN đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh như nông nghiệp, du lịch. 98% DN trong tỉnh có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tỷ lệ DN của tỉnh mới đạt 23,6 DN/vạn dân, trong khi cả nước đạt 53 DN/vạn dân. Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý của chủ DN nhìn chung chưa cơ bản, chất lượng công nhân, lao động thấp. Tư duy kinh tế mới, tư duy hội nhập, khả năng thích ứng trước những biến đổi của thị trường toàn cầu chưa cao, giải quyết những vụ tranh chấp lao động, tranh chấp thương mại còn lúng túng, nguồn nhân lực còn hạn chế… Ngoài ra, những khó khăn về thủ tục hành chính trong các lĩnh vực cũng gây trở ngại cho sự phát triển của DN. Đó là những vấn đề đặt ra cần giải quyết của tổ chức Hiệp hội DN và cộng đồng DN không chỉ của tỉnh ta.  

PV: Thưa ông, Hiệp hội DN tỉnh đã và đang thực hiện những việc làm cụ thể nào để hỗ trợ phát triển cộng đồng DN theo Nghị quyết số 35 của Chính phủ?

Ông Nguyễn Cao Sơn: Nghị quyết số 35 của Chính phủ được đánh giá là văn bản thể hiện sự đột phá về hỗ trợ và phát triển DN. Quan điểm xuyên suốt coi DN là đối tượng phục vụ, bảo vệ DN an toàn, DN có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm; gỡ bỏ mọi rào cản, phát triển DN vừa và nhỏ; tạo động lực cho DN và các thành phần kinh tế phát triển được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho DN, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới, sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự… Với mục tiêu xây dựng đội ngũ DN, doanh nhân không ngừng lớn mạnh góp phần thiết thực phát triển KT-XH của tỉnh, Hiệp hội DN tỉnh đã phối hợp với cơ quan QLNN triển khai các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN phát triển đến năm 2020 theo Nghị quyết số 35 của Chính phủ. Hiệp hội DN đã tham mưu cho UBND tỉnh ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ. Trong đó, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể hỗ trợ DN phát triển lành mạnh. Theo chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Hiệp hội DN đã phối hợp tổ chức định kỳ “Chương trình Cafe doanh nhân” bước đầu mang lại hiệu quả là diễn đàn tạo ra sự thân thiện, chia sẻ hiểu biết giữa cộng đồng DN, cơ quan QLNN và là kênh thông tin để lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ DN phát triển.  

Cộng đồng DN đang đặt nhiều kỳ vọng vào các giải pháp cụ thể của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ, hỗ trợ DN lớn mạnh góp sức vì sự phồn thịnh của tỉnh. Về phía Hiệp hội DN đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, thiết thực cùng các cấp chính quyền chăm lo, hỗ trợ DN sản xuất, kinh doanh hiệu quả; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước tới các DN, nhà đầu tư, kịp thời phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền những kiến nghị, đề xuất và biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư, xây dựng và cải thiện môi trường kinh doanh cởi mở, thân thiện, đồng hành, hỗ trợ cộng đồng DN và đội ngũ doanh nhân trong tỉnh phát triển bền vững.  

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

                                                                          Lê Chung

 

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục