(HBĐT) - Ngày 18/10, UBND tỉnh đã tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình 2016 trong dịp Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Lễ kỷ niệm chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo 11 huyện, thành phố.

 

  Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.

Phiên chợ vùng cao được tổ chức nhằm tái hiện không gian văn hóa chợ vùng cao với những sắc thái văn hóa truyền thống; qua đó giới thiệu và góp phần giữ gìn phong tục, tập quán đa dạng, phong phú của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cơ hội để trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán mặt hàng truyền thống của các địa phương trong tỉnh; nhằm khuyến khích cộng động các dân tộc đầu tư, phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, dân trí cho nhân dân.

           

Dự kiến phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 17-19/11 tại Trung tâm Thương mại bờ trái Sông Đà (phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình). Phiên chợ sẽ có quy mô trên 50 gian hàng tiêu chuẩn có mái che và 1 khu bán hàng ngoài trời với tổng diện tích trên 4.000m2. Trong đó, sẽ có 32 gian hàng trưng bày bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm lương thực, thực phẩm, rượu, nông sản, đồ khô, các loại đặc sản rừng; 18 gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm ẩm thực truyền thống của các dân tộc như Mường, Thái, Tày, Dao, Mông.

 

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành đã thảo luận về một số vấn đề như: thời gian tổ chức khai mạc, phân công nhiệm vụ các thành viên, đảm bảo vệ sinh ATTP, việc cung cấp điện…

 

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh, do đó ngay từ bây giờ các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương thực hiện tốt công tác chuẩn bị. Đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, an ninh trật tự. Sản phẩm tham gia hội chợ phải là sản phẩm của địa phương, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các ngành thực hiện nghiêm việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, không để xảy ra hiện tượng trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vào hội chợ. Các địa phương phải xem xét, lựa chọn và đăng ký tham gia hội chợ với những sản phẩm đặc trưng. Hộ tiểu thương, người bán hàng tham gia hội chợ nên mặc trang phục dân tộc truyền thống.

 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các ngành cần thực hiện việc thu hút doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ.

                                                                                                                       

 

                                                                                         P.V

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục