(HBĐT) - Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 3 năm nay đang đi vào thực chất, đã tạo ra sự dịch chuyển tích cực cả về tư duy lẫn tổ chức sản xuất của các địa phương theo hướng phát triển các loại cây, con, sản phẩm có lợi thế, nâng cao giá trị phát triển bền vững, là hướng đúng đắn của tỉnh. Liên tiếp trong thời gian qua, tại các địa phương đã thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

 

Ngành nông nghiệp và các địa phương đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng đề án tái cơ cấu ngành, xác định những sản phẩm chủ lực có lợi  thế, khả năng cạnh tranh, nắm bắt nhu cầu thị trường để tổ chức sản xuất và cung ứng. Nhiều huyện đã định hình được hướng đi rõ nét trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Huyện Lạc Thủy đã ban hành 11 chương trình ưu tiên để thực hiện tái cơ cấu, trong đó, lĩnh vực trồng trọt có 3 chương trình ưu tiên là phát triển vùng rau an toàn, phát triển cây ăn quả, cây có múi, sản xuất gạo chất lượng cao. Hiện đã hình hành vùng sản xuất cây có múi, vùng rau an toàn. Đến nay huyện đã có 1.492 ha cây ăn quả, trong đó có 488 ha cam, diện tích kinh doanh có 316 ha, thu nhập từ cam 700 triệu đồng/ha, bưởi 500 triệu đồng/ha... Trên địa bàn đã hình thành vùng bưởi, cam, nhãn, thanh long bí, na tập trung cho hiệu quả cao. Đến năm 2016, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện đạt trên 1.084 tỷ đồng, chiếm 30% cơ cấu kinh tế của huyện, trong đó giá trị ngành trồng trọt chiếm 45,7% giá trị ngành nông nghiệp. Giá trị thu nhập đạt 182,9 triệu đồng/ha/năm. Huyện Cao Phong đã hình thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi với diện tích gần 2100 ha, trong đó có 900 ha kinh doanh. Năm 2016 đạt sản lượng 23000 tấn cam, giá trị thu nhập 700 triệu đồng/ha. Huyện đang  phát triển thương hiệu cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích khoảng trên 200 ha, thực hiện liên danh liên kết tạo sự phát triển bền vững.

 

Ngoài ra huyện Lương Sơn đã xây dựng được các xây dựng các mô hình sản xuất rau hữu cơ, liên kết các địa lý tiêu thụ cho thị trường Hà Nội. Huyện Tân Lạc hình thành vùng sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh có hiệu quả cao. Huyện Lạc Sơn đã khởi động các mô hình nuôi gà bản địa, xây dựng thương hiệu hạt dổi, đưa cây có múi vào đồng đất...

 

 

Huyện Lạc Thủy triển khai mô hình trồng rau an toàn ở thôn Tay Ngai, xã Lạc Long.

 

Qua 3 năm thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành, tỉnh đã “gặt hái” được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp tăng từ 4,37% ( năm 2013) lên 4,7% ( năm 2016). Một số lĩnh vực được coi là thế mạnh của tỉnh như chăn nuôi, trồng trọt có sự tiến bộ vượt bậc. Về trồng trọt , trên cơ sở xác định rõ thế mạnh, tỉnh đã chuyển đổi trên 3000 ha đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, cây có múi, rau an toàn. Theo đó, vùng sản xuất tập trung cây có lợi thế như bưởi, cam, nhãn, rau an toàn tăng mạnh, hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 6300 ha cây ăn có múi, trong đó 3600 ha cam, 2700 ha bưởi, thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/ha. Mía ép nước 6600 ha, thu nhập 100 đồng/ha. Các loại mướp đắng, bí xanh thu nhập 120 triệu đồng/ha.

 

Lĩnh vực chăn nuôi dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng, giá trị chăn nuôi lợn và đại gia súc. Tập quán chăn thả truyền thống đang chuyển sang nuôi nhốt, công nghiệp và bán công nghiệp, liên kết chăn nuôi để phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi tăng từ 1% năm (năm 2013) lên 6,8% ( năm 2016), giá trị ngành chăn nuôi chiếm 26,4% giá trị toàn ngành. Tận dụng lợi thế vùng hồ thủy điện, tỉnh tập trung hỗ trợ và triển khai các giải pháp phát triển nghề nuôi thủy sản, giá trị tăng thêm và cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng từ 8,9% ( năm 2013) lên 16,2% (năm 2016). Lĩnh vực thủy sản xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, cung cấp sản phẩm sạch và an toàn đến người tiêu dùng. Thông qua thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị thu nhập bình quân đã tăng từ 90,3 triệu đồng (năm 2013) lên 112 triệu đồng (năm 2016), riêng thủy sản tăng từ 80,8 triệu đồng lên 123 triệu đồng/ha mặt nước. Những bước đi và kết quả ban đầu đó đang tạo đà cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đi vào thực chất và hiệu quả.

 

 

                                                                                Lê Chung

 

Các tin khác


Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục