(HBĐT) - Ngày 14/1/2010, Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện đề án “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò”.

 

Thực hiện đề án này, đại uý Hàng A Phứ, cán bộ Ban CHQS huyện Mai Châu đã được điều động về làm Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò. Trò chuyện với chúng tôi, Hàng A Phứ chia sẻ: Là con em của xã Pà Cò, được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tôi đi học và bố trí công tác. Trong quá trình công tác, tôi được điều động về giúp đỡ nhân dân trong xã. Đó là vinh dự lớn đồng thời cũng là  trách nhiệm. Tôi đã xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân, của người chiến sỹ QĐND Việt Nam trong việc tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật tới nhân dân.

Đại uý Hàng A Phứ (thứ 2 bên phải) thường xuyên sâu sát, gần gũi với nhân dân xã Pà Cò (Mai Châu).

 

Thực tế tại xã Pà Cò còn nhiều khó khăn, nhất là trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế. Tuy nhiên, trong quá trình công tác, Hàng A Phứ luôn nhận được sự tin yêu của người dân. Nhờ vậy, việc Phó Chủ tịch UBND xã tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, cách làm, từng bước bài trừ, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được người dân nghe, làm theo. Trong đó, đáng kể nhất là việc Phứ kiên trì, sâu sát với nhân dân, tuyên truyền, vận động người dân đưa giống ngô lai vào trồng đại trà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, 100% hộ dân trong xã chuyển đổi sang trồng ngô lai.

 

Không chỉ có vậy, sau khi được điều động về làm Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò, Hàng A Phứ luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao đời sống người dân, để người dân có cuộc sống ổn định, không có hộ đói trong kỳ giáp hạt. Những trăn trở đó đã được Phứ cụ thể hoá bằng việc tự mày mò, thử nghiệm trồng một số loại cây trồng theo phương pháp mới. Từ học hỏi, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, Phứ đã cải tạo khu đất của gia đình bỏ hoang làm ruộng cấy lúa nước.

 

Đưa chúng tôi ra mảnh ruộng gần nhà, Phứ cho biết: Đây là mô hình gieo cấy giống lúa Nghi Hương mình trồng thử nghiệm. Quá trình thử nghiệm đã cho kết quả tốt. Với gần 100 m2, vụ đầu tiên thu được gần 5 bao thóc. Tính ra, một sào bình quân thu được khoảng 3 tạ thóc. Từ sự thành công của mô hình, Phứ đã tuyên truyền để nhân rộng. Đến nay, nhiều người ở xã Pà Cò tin và làm theo Phứ. Đáng nói, đây cũng là lần đầu tiên đồng bào Mông ở Pà Cò biết làm ruộng cấy lúa nước, phá thế độc canh cây ngô, lúa cạn bao năm qua.

 

Không chỉ khai phá đất làm ruộng, Hàng A Phứ còn đi đầu trong việc thử nghiệm các mô hình sản xuất phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững  như:  nuôi lợn sinh sản, gà, bò bản địa, đặc biệt trồng chè Shan tuyết... mang lại giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Nhận thấy tiềm năng lớn từ cây chè, sau khi tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái chè ở nhiều nơi, Phứ đã vận động người dân  đầu tư vào cây chè; trồng dặm lại những diện tích chè trồng thưa; đầu tư phân bón, chặt tỉa theo đúng kỹ thuật. Nhờ đó đã có hàng chục ha chè bị bỏ hoang đã được khôi phục với năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, Phứ đề nghị các cấp có thẩm quyền hỗ trợ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

 

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Phứ tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền hàng năm ký kết quy chế phối hợp giữa UBND xã Pà Cò với Trạm khuyến nông huyện. Theo đó, cán bộ khuyến nông huyện trực tiếp hướng dẫn người dân, giám sát quy trình trồng trọt, chăn nuôi đúng kỹ thuật, giúp họ hạn chế những thiệt hại khi sản xuất, chăn nuôi các loại cây, con mới.

 

Từ việc làm để người dân thay đổi tư duy trong sản xuất nên từ năm 2011 đến nay, xã Pà Cò có nhiều gia đình được công nhận là hộ sản xuất giỏi. Riêng năm 2016, cả xã có gần 100 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Qua đó đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân của xã lên 7,4 triệu đồng/ người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 20%. Đến hết năm 2016, xã Pà Cò đạt được 8 tiêu chí xây dựng NTM. Trong đó có những tiêu chí khó về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

         

                                                                              M.H

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục