(HBĐT) - Là xóm khó khăn như một ốc đảo bị chia cắt bởi dòng sông Bôi và các triền núi cao, do vậ có thời điểm hầu hết các hộ trong xóm đều là hộ nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, đời sống người dân xóm Mặc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo từ nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo.

 

 

 

Từ nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo, nhiều hộ ở xóm Mặc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã từng bước thoát nghèo. ảnh: Trong chuồng của gia đình anh Bùi Văn Chè duy trì từ 4 - 5 con trâu nuôi nhốt vỗ béo. 

 

Đưa chúng tôi đi quanh xóm, chỉ vào những ngôi nhà sàn cột bê tông khang trang anh Bùi Văn Chè, trưởng xóm Mặc chia sẻ: Nghe các cụ kể lại, trước đây, do địa hình bị chia cắt, biệt lập giống như một ốc đảo, không có đường bộ, muốn vào xóm phải lội sông. Đời sống của người dân, quanh năm đói kém, làm chẳng đủ ăn. Nhiều người theo nhau lên núi đào vàng, bỏ mặc tất cả. Vì thế tên xóm Mặc có lẽ bắt nguồn từ đó. Đời sống khó khăn nên trước đây chẳng ai dám nghĩ cuộc sống của người dân trong xóm rồi sẽ khá lên như thế này. Trong 127 hộ của xóm, hiện nay trên 90% hộ có nhà xây kiên cố và cơ bản có tiện nghi hiện đại sinh hoạt. Có được kết quả này, theo đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ là do người dân trong xóm đã thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất phù hợp với thực tế, mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, đặc biệt là tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Theo trưởng xóm Mặc Bùi Văn Chè, nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo ở xóm Mặc bắt đầu từ năm 2012. Gia đình anh Bùi Văn Mẻo là hộ đầu tiên trong xóm nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo. Thời điểm ấy, con trâu của gia đình ông Mẻo bán được 55 triệu đồng sau 1 năm nuôi nhốt vỗ béo. Thấy được hiệu quả kinh tế, các hộ trong xóm đến học hỏi kinh nghiệm và vay vốn đầu tư phát triển. Tính đến nay, hầu hết các hộ trong xóm đều có chuồng và nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo với tổng đàn trâu 256 con và 37 con bò. Tính bình quân mỗi nhà có từ 2 - 3 con. Do chủ động được nguồn thức ăn là cỏ voi và các phụ phẩm từ trồng mía nên cá biệt, có nhà nuôi từ 5 - 7 con. Đáng nói là từ cách làm này đã có nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo.

 

Không chỉ thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá từ nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo, các hộ ở xóm Mặc còn thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống bằng việc phát triển nghề chăn nuôi. Gia đình chị Bùi Thị Phượng, Bùi Thị Xim hiện là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xóm, trong năm 2016 đã được các hộ trong xóm quyên góp, giúp đỡ mua lợn sinh sản. Từ sự giúp đỡ đó, các hộ từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Từ cách làm thiết thực, hiệu quả này, trong năm 2016, xóm có 5/19 hộ được công nhận thoát nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

 

Theo trưởng xóm Mặc Bùi Văn Chè, hiện cả xóm còn 11 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo, theo kế hoạch trong năm 2017, xóm giúp đỡ để ít nhất 5 hộ thoát nghèo. Chi bộ và Ban quản lý xóm xác định hỗ trợ các hộ thoát nghèo chính bằng nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo. Năm 2016, xóm đạt mức thu nhập bình quân đầu người 22 triệu đồng. Vượt so với chỉ tiêu của chi bộ đề ra đạt 18 triệu đồng /người/năm. Trở thành một trong những xóm có mức thu nhập bình quân cao nhất của xã. Đời sống người dân được cải thiện và ngày càng nâng cao góp phần đảm bảo ANTT. Theo đó, liên tục trong nhiều năm qua, xóm giữ vững là địa bàn trong sạch không có ma tuý, không có người vi phạm pháp luật. Hàng năm có trên 90% hộ được công nhận gia đình văn hoá...

 

 

                                                                      Mạnh Hùng 

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục