(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện kế hoạch số 36, ngày 28/5/2013 của UBND huyện Yên Thủy về việc triển khai thí điểm dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) đất trong sản xuất nông nghiệp, công tác DĐĐT trên địa bàn xã Ngọc Lương đã đạt được những kết quả tích cực góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Nông dân xóm Trường Long, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chăm sóc lạc trên những thửa ruộng lớn.

 

Xã Ngọc Lương có 23 thôn, xóm với 2.671 hộ. Trước khi thực hiện DĐĐT có 12.006 thửa, bình quân mỗi hộ có 5 thửa, cá biệt một số hộ ở xóm Hổ 2 có tới 20 thửa nằm phân tán ở các xứ đồng, do đó không đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, năng suất lao động chưa cao. Để giải quyết tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, tạo thuận lợi để cơ giới hoá,  giải phóng sức lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và nhân dân trong xã đã triển khai thực hiện DĐĐT, thí điểm tại 2 xóm Trường Long và xóm Hổ 2.

 

Để tạo thuận lợi cho công tác DĐĐT, xã triển khai xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Đến nay, 26,2 km kênh mương của xã được kiên cố hóa, nông dân xã Ngọc Lương hầu như không còn lo lắng về việc thiếu nước tưới vào mùa cạn hoặc ngập úng vào mùa mưa. Để tạo thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nhân dân trong xã đã tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công, hiến đất để tạo quỹ đất mở rộng đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Sau khi hoàn thành hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, Ban chỉ đạo DĐĐT xã đã chỉ đạo các tiểu ban tổ chức nghiệm thu, khảo sát  diện tích ruộng, xây dựng và thống nhất phương án chi tiết và giao ruộng cho nhân dân.

 

Đến nay, công tác DĐĐT của xã Ngọc Lương đã cơ bản hoàn thành. Cụ thể, xã DĐĐT thành công ở 15/23 xóm được 484,58 ha đất sản xuất nông nghiệp, từ 12.006 thửa xuống còn 2.710 thửa; bình quân toàn xã còn 1- 4 thửa/hộ, diện tích mảnh lớn nhất  4.560 m2, nhỏ nhất 960 m2. Phát huy hiệu quả sau DĐĐT, đến nay, năng suất ngô đạt 50 tạ/ha; năng suất lạc đạt 40 tạ/ha, tăng hơn 15 tạ/ha so với thời điểm trước khi thực hiện DĐĐT… Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 27,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,3%

 

Tuy nhiên, để đạt được những kết quả đó, trong quá trình DĐĐT, xã đã gặp không ít khó khăn. Đồng chí Nguyễn Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương cho biết: “Khó khăn lớn nhất khi thực hiện đề án là nhận thức của người dân còn hạn chế. Người dân phải họp bàn nhiều lần dẫn đến giao ruộng chậm, ảnh hưởng đến làm đất, sản xuất. Bên cạnh đó, vị trí một số thửa ruộng nằm xa đường giao thông nội đồng. Một số thửa có địa hình không bằng phẳng, chỗ cạn, chỗ úng, từ đó dẫn đến những tranh cãi, khiếu kiện. Trước tình hình đó, xã chủ động tuyên truyền, kết hợp với các trưởng xóm và người có uy tín đến từng hộ dân vận động, giải thích về những lợi ích sau khi DĐĐT, đồng thời giải quyết các mâu thuẫn, khiếu nại”.

 

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của xã, vụ đầu tiên sau dồn đổi, lợi ích của DĐĐT đã thấy rõ. Bà Bùi Thị Thiệu (xóm Trường Long) là chủ của 5 sào ruộng sử dụng để trồng lạc chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi có nhiều mảnh ruộng nhỏ ở các xứ đồng khác nhau, mỗi khi đến vụ mất nhiều thời gian chăm sóc, thu hoạch do phải di chuyển nhiều nơi. Ruộng nhỏ còn khó khăn trong việc thuê máy móc làm đất, gặt. Dó đó, năng suất cây lạc không cao. Nhờ chủ trương DĐĐT của xã, đến nay đã phát huy hiệu quả rõ rệt, năng suất lạc tăng lên 1,3 -1,5 tạ/sào. Bên cạnh đó, cơ giới hóa sau khi DĐĐT khiến cho việc làm đất, gieo lạc trở nên thuận tiện hơn nhiều.

 

Đánh giá về hiệu quả DĐĐT, đồng chí Nguyễn Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương cho biết thêm: “Thực hiện DĐĐT, ở xã Ngọc Lương cơ bản đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, tạo ra cánh đồng mẫu lớn, các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất cây trồng, thâm canh, tăng vụ tạo hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, nhờ đó giúp xã hoàn thành nhanh hơn các tiêu chí xây dựng NTM”.

 

                                                                                 

                                                     Hoàng Anh

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục