(HBĐT) - Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Đà Bắc, Đồng Chum có 10 xóm, 776 hộ với trên 3.400 nhân khẩu. Chủ lực trong phát triển KT -XH của xã vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp ít, đất lâm nghiệp phần lớn là rừng khoanh nuôi, bảo vệ nên để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là niềm trăn trở đối với Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã.

 

Đưa chúng tôi đi thăm tuyến đường xóm Nhạp đến xã Đồng Ruộng đang được đầu tư nâng cấp, đồng chí Xa Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Chum chia sẻ: Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn Đồng Chum có nhiều thay đổi. Riêng năm 2016, xã đã có 10 công trình được đầu tư. Trong đó có 4 công trình giao thông như: thi công tuyến đường liên thôn xóm Hà; đường vào khu sản xuất xóm Nhạp II; đường nội thôn xóm Pà Chè; cầu vào trường tiểu học Đồng Chum B. Công trình thủy lợi duy tu kè ngăn lũ và cửa xả lũ mương bờ trái thuộc thôn Nà Lốc. Đầu tư 3 công trình nước sinh hoạt tập trung tại xóm Cọ Phụng, Ca Lông và Pà Chè đã góp phần cải thiện cuộc sống người dân.

 

Tuyến đường từ xóm Nhạp đến xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đang được đầu tư sửa chữa, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân.

 

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, Đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo nhân dân tích cực ứng dụng KT -KT vào trồng trọt, chăn nuôi phát triển sản xuất. Với tổng diện tích đất nông nghiệp trên 359 ha, trong đó diện tích đất cấy lúa của xã trên 50 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ /ha; diện tích ngô 300 ha, năng suất đạt 50 tạ /ha. Ngoài ra, người dân còn đầu tư trồng sắn, dong giềng, rau đậu các loại. Cùng với đó, hiện nay, xã chỉ đạo nhân dân trồng rừng sản xuất và tái đàn gia súc. Với tổng diện tích đất lâm nghiệp trên 3.700 ha, trong đó riêng đất rừng đặc dụng Khu bảo tồn Phu Canh 1.500 ha; rừng sản xuất trên 4.000 ha đã được giao đến nhân dân. Hiện nay, người dân đầu tư trồng các giống cây bản địa như xoan, lát, bồ đề.

 

Việc tham gia các lớp tập huấn đã giúp người dân áp dụng KH -KT vào chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Hiện nay, toàn xã có 395 con trâu, 789 con bò, 1.884 con lợn, 791 con dê và 10.879 con gia cầm. Chăn nuôi của xã đã bước đầu phát triển theo hướng hàng hóa, mỗi hộ trung bình cũng có từ 5- 6 con lợn, nhiều hộ đầu tư 20 - 30 con cho thu về hàng trăm triệu đồng /năm như gia đình ông Xa Văn Đương, xóm Mới 2 hay gia đình ông Xa Văn Chỉ, xóm Nhạp 2. Ngoài ra, trên địa bàn xã cũng có một số mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế như trồng gừng; trồng 10 ha chanh leo của gia đình ông Lường Văn Sương ở xóm Nà Lốc. Riêng gia đình ông Sương còn đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, trồng rừng, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 15 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng / người/tháng…

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Xa Văn Khương, là xã vùng 135, mặc dù những năm gần đây cuộc sống của người dân đã được nâng lên rõ rệt, nhưng so với các xã khác, thu nhập bình quân của xã vẫn thấp, mới đạt 16 triệu đồng /người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo điều tra đa chiều lên tới 57%. Cùng với đó là tình trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn… Để nâng cao đời sống của nhân dân, trong thời gian tới, cùng với tập trung chỉ đạo nhân dân ứng dụng KH -KT, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi, xã mong muốn được Nhà nước tiếp tục đầu tư hạ tầng đường giao thông vào các xóm đã bị xuống cấp như xóm Chanh, Hà, Nhạp để người dân thuận lợi hơn trong sinh hoạt, lưu thông hàng hóa. Trên địa bàn xã có 3 bưa là Ca Lông, Kho Mít, U Sum với diện tích bưa lớn nhất trên 100 ha. Đây là tiềm năng, lợi thế về đất đai. Trong thời gian tới, xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên kết đầu tư trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

 

                                                                      Hương Lan

 

Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục