(HBĐT) - Trong dịp về thăm xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), chúng tôi được cán bộ, nhân dân giới thiệu về tấm gương Chủ tịch UBND xã tận tụy, gương mẫu với công việc, đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đó là ông Đỗ Văn Bảng - người đưa mô hình trồng nghệ về giúp nhân dân phát triển kinh tế, bước đầu đã đem lại hiệu quả đáng mừng.

 

Xã Tân Mỹ hiện có hơn 1.500 hộ với hơn 7.000 khẩu, 90% là dân tộc Mường. Cuộc sống của bà con nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu dựa vào trồng mía tím, sắn nhưng năm vừa qua, giá cả bấp bênh, nhân dân trong xã rất lo lắng rồi dẫn đến chán nản. Thấu hiểu sự khó khăn của xã, Chủ tịch UBND xã Đỗ Văn Bảng đi thăm các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, là những địa phương chuyên canh tốt các giống cây trồng, hoa màu… để học hỏi, tìm hiểu những giống cây mới về áp dụng trên mảnh đất quê hương mình. Nhận thấy cây nghệ vàng phù hợp với thổ nhưỡng của xã lại có nhiều tinh chất curcumin có tác dụng chữa các bệnh về viêm loét dạ dày, ung thư… ông hy vọng giống cây này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, tạo nên hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong xã.

 

Để đạt được nghệ thành phẩm có chất lượng tốt, quan trọng nhất là khâu chọn giống. So với những giống nghệ thông thường không cho nhiều chất curcumin như cây nghệ vàng, Chủ tịch UBND xã đã tìm và đặt mua giống nghệ trong Tây Nguyên thông qua Công ty Giống cây trồng miền Bắc về trồng thử nghiệm trên đất vườn gia đình. Trên diện tích 1.000 m2, ông Bảng trồng 1, 5 tạ nghệ giống, sau 1 vụ thu về 2, 5 tấn nghệ thành phẩm. Khâu chăm sóc lại đơn giản, sau khi  xuống giống, chỉ cần làm cỏ, vun gốc 2 kỳ là cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh. Đặc điểm giống nghệ ít bị sâu bệnh nên chỉ cần bón phân NPK với liều lượng nhỏ là có thể thu hoạch được. Hạn chế sử dụng thuốc BVTV là đem lại an toàn sức khỏe cho bà con và người sử dụng. So sánh  trên cùng diện tích đất sẽ thấy hiệu quả kinh tế mà cây nghệ mang lại. Trên 1.000 m2 đất trồng mía, trừ  chi phí thu về khoảng 12 triệu đồng nhưng cùng diện tích đó trồng nghệ thu về hơn 24 triệu đồng, nghĩa là lãi gấp đôi. 

 

Thấy được hiệu quả kinh tế cây nghệ mang lại, ông mạnh dạn triển khai, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã, được bà con hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ. Mới triển khai từ đầu năm nay nhưng hơn chục tấn nghệ giống đã được mua về trồng khắp nơi trong xã. Hơn nữa, Công ty CP Nghệ Việt đã đăng ký bao tiêu đầu ra, 1 kg nghệ thành phẩm được cam kết mua với giá từ 10.000 - 20.000 đồng tùy vào giá thị trường tại thời điểm đó, giúp cho bà con yên tâm khi tham gia phát triển mô hình trồng nghệ từ khâu chọn giống đến khi có sản phẩm bán ra thị trường.

 

                                                                       Đồng Hương

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục