(HBĐT) - Tháng 4, nơi nơi trên địa bàn tỉnh sôi nổi khí thế ra quân Tháng chiến dịch Toàn dân làm thủy lợi. Những chân ruộng hạn chờ nước tưới, những mương thủy lợi bị tắc, nghẽn do đất, đá bồi lấp, vướng víu cây que… được nhân dân các địa phương huy động công sức khơi thông.

 

Không chờ đến thời điểm phát động chiến dịch quy mô toàn huyện, nông dân xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã tập trung thành từng tốp đến con mương xóm để thu dọn cây khô, lá mục làm nghẽn dòng chảy. Chẳng cứ gì nam giới, phụ nữ, người già, người trẻ đều hăng hái tham gia đợt huy động. Mỗi người một việc, với cuốc, xẻng, dao, rựa, bà con phát dọn cây cỏ, nạo vét bùn đất đáy mương và đắp be bờ đối với các đoạn mương đất, chưa được gia cố để tận dụng nước về tưới tiêu cho đồng ruộng, đồng thời góp phần sửa chữa các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ.

Nhân dân xóm Sống, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) huy động  ngày công làm thủy lợi chống hạn.

Tại xóm Sống, xã Vĩnh Đồng; xóm Bơ Bờ, xã Thượng Bì hay xóm Bãi Xe, xã Nam Thượng (Kim Bôi) … không khí Tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi rất sôi nổi, khẩn trương. Các hồ, đập, con suối nhỏ hay những đoạn mương, bai đều có đông đảo nhân dân tham gia khắc phục, tu sửa những hư hỏng nhỏ và phát dọn, khơi thông dòng chảy để lấy nguồn chống hạn. Đồng chí Bùi Xuân Bộ, Phó phòng NN & PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Trong khoảng từ tháng 3 - 4, tình hình hạn hán đáng ngại nên nhân dân các địa phương không khỏi sốt ruột, hô hào nhau làm thủy lợi rất mạnh. Gần đây có vài trận mưa, lượng mưa tuy không lớn nhưng nhờ hệ thống trữ nước được gia cố, kênh mương được khơi thông nên phần nào cải thiện được một số diện tích ruộng bị khô hạn. ước tính tổng giá trị huy động thực hiện trong tháng 4 gần 2, 6 tỷ đồng.

 

Theo Chi cục Thủy lợi, đến thời điểm này, 11 huyện, thành phố trong tỉnh đã ra quân làm thủy lợi, riêng huyện Kim Bôi tổ chức lễ phát động từ trung tuần tháng 4, các huyện: Tân Lạc, Lạc Thủy, Mai Châu, Lạc Sơn, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình đều có kế hoạch cụ thể tổ chức lễ phát động. Bên cạnh đó, được xem như công việc thường xuyên, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong toàn tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo chiến dịch, nhân dân rất đồng tình, hưởng ứng và nỗ lực tham gia làm thủy lợi, nhất là vào tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi.

 

 Hàng năm, vào dịp tháng 4 và tháng 11, chiến dịch toàn dân làm thủy lợi lại được phát động, duy trì trở thành phong trào rộng khắp, huy động sức người, sức của vào thành quả sản xuất nông nghiệp. Nhận thức của người dân về công tác thủy lợi ngày càng được nâng cao, bằng ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm, bình quân mỗi hộ đóng góp 1 - 2 ngày công /đợt chiến dịch. Đồng chí Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cho biết: Hệ thống hồ, đập, kênh mương trên địa bàn tỉnh mặc dù được bổ sung làm mới, tu sửa hàng năm nhưng về cơ bản năng lực phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Với việc duy trì chiến dịch 2 đợt /năm góp phần tăng cường giải pháp đảm bảo chủ động nguồn nước, thúc đẩy phát triển sản xuất. Năm 2016, toàn tỉnh đào đắp 578.438m3 đất, phát dọn gần 3, 1 triệu m2 kênh mương, góp 11.286 m3 đá xây, huy động 618.895 ngày công, tổng kinh phí thực hiện hơn 43, 3 tỷ đồng. Dự kiến tổng giá trị thực hiện Tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I, năm 2017 đạt khoảng 23 tỷ đồng.

 

                                                                              Bùi Minh 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục