Nhìn một năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI sáng 17-5, đã nêu bật những kết quả cụ thể và tồn tại mà cộng đồng doanh nghiệp muốn gửi gắm đến Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

 

                                Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI.

Những chuyển biến mới chỉ là bước đầu
Theo ông Vũ Tiến Lộc, kể từ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp tháng 4/2016 đến nay, đã có hơn 1.098 kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được tiếp nhận và chuyển tới các cơ quan nhà nước và đã có 850 kiến nghị được xử lý, giải quyết, trả lời, đạt tỷ lệ 77,4%. Các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tập trung vào các nhóm vấn đề: Về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Về tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Về bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; Về giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Cụ thể, việc triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã tạo chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt về lề lối, tác phong, thái độ phục vụ. Công tác phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư đã được các địa phương quan tâm. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như đào tạo, xúc tiến thương mại, bảo lãnh tín dụng, vườn ươm doanh nghiệp… được triển khai và nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.

Công tác cải cách thủ tục hành chính của nhiều địa phương đã đạt được kết quả tốt và vượt cam kết, như thời gian thành lập doanh nghiệp rút xuống còn hai ngày; Thời gian thông quan hàng hóa đã giảm và đạt chỉ tiêu Nghị quyết 19; Mô hình Trung tâm hành chính công được nhiều tỉnh/thành phố tổ chức nhằm giảm thiểu thời gian đi lại và sự phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; Các tỉnh/thành phố đều tích cực triển khai thực hiện kê khai nộp thuế điện tử, với đa số đạt từ 96-100%.

Việc tổ chức đối thoại giữa các cấp chính quyền với doanh nghiệp được đa số các địa phương quan tâm. Nhiều địa phương đã có nhiều sáng tạo trong tổ chức đối thoại với doanh nghiệp như tổ chức đối thoại loại theo loại hình doanh nghiệp, đối thoại trên truyền hình… Đặc biệt mô hình “cà phê doanh nhân” được nhiều tỉnh quan tâm tổ chức nhằm tạo không khí thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp trong đối thoại và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Chi phí kinh doanh cao nhất khu vực, doanh nghiệp vẫn bức xúc
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, thực tế vẫn còn không ít khó khăn do tích tụ từ thời gian trước để lại. Việt Nam đang là một nền kinh tế có chi phí kinh doanh lớn nhất trong khu vực cả về chính thức và không chính thức.

Đó là: Công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có trình độ, năng lực còn hạn chế; tình hình gây phiền hà, những nhiễu còn diễn ra, gây bức xúc cho doanh nghiệp.

Một số UBND các tỉnh chưa bảo đảm tổ chức đối thoại với doanh nghiệp công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm. Hình thức lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương mới thực hiện trên website của tỉnh, ngành, chưa đa dạng hóa.

Tình trạng doanh nghiệp than phiền về việc các thủ tục hành chính chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp vẫn còn nhiều. Việc doanh nghiệp một năm phải tiếp 6-7 đoàn thanh tra, kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức.

Công tác cải cách việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại liên quan đến doanh nghiệp của tòa án các cấp còn chậm, kéo dài khiến doanh nghiệp ít lựa chọn phương án kiện ra tòa khi có tranh chấp. Việc tòa án giải quyết phá sản doanh nghiệp chưa nhiều và nói chung công tác thi hành án dân sự rất cần tiếp tục nâng cao về thời gian thực hiện và hiệu quả.

Theo một báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực như Singapore hay Malaysia. Đặc biệt là chi phí tiếp cận điện năng của Việt Nam cao gấp gần 49 lần so với Philippines. Chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4, ở mức 39,1% lợi nhuận, cao hơn hai lần so với Singapore. Tương tự như vậy, chi phí tuân thủ chứng từ xuất khẩu cũng ở mức cao nhất, gấp gần bốn lần so với Singapore và hơn ba lần so với Philippines. “Đây thực sự là một vấn đề rất đáng quan ngại bởi nó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, ông Vũ Tiến Lộc cảnh báo.

Đặc biệt, ông Vũ Tiến Lộc liệt kê “các vấn đề khác liên quan đến chi phí cũng đang gây mối quan ngại lớn”. Đó là: Chi phí về logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Chẳng hạn: chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam.

Về chi phí vay vốn, ông Vũ Tiến Lộc nêu vấn đề nổi lên là rủi ro vay nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh trong nước quá cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô trung bình trở xuống không thể chi trả những khoản phí cao để thuê mặt bằng tốt, có vị trí thuận lợi, bị lép vế so với các đối thủ quốc tế, là những nhà bán lẻ danh tiếng, giàu kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính vững mạnh hơn. Giá thuê mặt bằng là nguyên nhân dẫn đến các chuỗi nhà hàng, dịch vụ ăn uống và bán lẻ nội địa bị lép vế hơn so với hầu hết các chuỗi bán lẻ của nước ngoài.

Ngoài ra, gần 60% doanh nghiệp lo ngại chi phí nhân công tăng cao so với nhiều nước và ngay trong khối ASEAN, Việt Nam đang có mức đóng bảo hiểm cao nhất, ở mức 32,5% mức lương tháng so với chỉ 13% ở Malaysia, 10% ở Phillippines và 8% ở Indonesia. Chủ tịch VCCI phân tích, với chi phí như vậy đòi hỏi người lao động phải tạo ra một giá trị nhất định thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại được, tức là năng suất lao động phải đạt ở mức đủ cao. Trong khi đó, theo Tổ chức Lao động thế giới, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn của Singapore tới gần 16 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.

Ông Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, vẫn có tới 66% trong số 11 nghìn doanh nghiệp được hỏi xác nhận trả chi phí không chính thức. Nhìn chung, tình hình không có mấy cải thiện qua các năm.

Tuy nhiên, cuối bài phát biểu của mình, ông Vũ Tiến Lọc dẫn kết quả khảo sát về động thái doanh nghiệp cho thấy, “các doanh nghiệp đều đưa ra dự cảm tốt đối với tình 

 

                                                              TheoNhandan

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục