(HBĐT) - Ngày 7/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 718/QĐ-TTg, về việc thành lập Ban quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hòa Bình. Sau thời gian chuẩn bị, BQL chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2007. BQL là cơ quan ngang sở, trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các KCN, tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN trên địa bàn tỉnh. BQL các KCN chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý KCN, khu kinh tế.


Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, BQL đã tham mưu cho UBND tỉnh trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (tại Văn bản số 2350/TTg-KTN, ngày 31/12/2008) với tổng số 8 KCN: Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Lạc Thịnh, Yên Quang, Nhuận Trạch, Thanh Hà; chủ trì, triển khai hoàn thành việc lập, công bố quy hoạch chi tiết các KCN vào tháng 7/2011 với tổng diện tích quy hoạch chi tiết 1.672 ha.

.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm gian trưng bày của Ban quản lý các KCN tại triển lãm thành tựu KT-XH dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh.

Sau 10 năm đi vào hoạt động, tập thể cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) và người lao động đã không ngừng đổi mới tư duy, nghiên cứu vận dụng sáng tạo các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát triển các KCN, điển hình là Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/5/2014 của Tỉnh ủy, nhằm đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các KCN; thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch - đầu tư xây dựng; tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư; thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường trong các KCN; thực hiện tốt công tác quản lý lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN. Đồng thời, BQL đã phối hợp với Công an tỉnh, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, diễn tập phương án chữa cháy cho các doanh nghiệp KCN.

Kết quả đến nay, có 6/8 KCN đã được UBND tỉnh giao cho các doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng, trong đó 1 nhà đầu tư nước ngoài, 4 nhà đầu tư trong nước và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc BQL. Với 2 KCN đã cơ bản được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (KCN Lương Sơn và KCN bờ trái sông Đà); 4 KCN đang triển khai đầu tư xây dựng một số công trình thiết yếu với tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các KCN đến nay đạt trên 850 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 161 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 70 tỷ đồng, vốn của chủ đầu tư hạ tầng gần 620 tỷ đồng. Các KCN của tỉnh hiện có 70 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 412 triệu USD và 8.240 tỷ đồng. Có 45/70 dự án đang hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu KT-XH của tỉnh, đóng góp một phần cho ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 15.000 người lao động.

Với những thành tích đạt được trong 10 năm qua, tập thể CB,CC,VC và người lao động BQL được Chủ tịch nước tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba; Cờ thi đua và Bằng khen của Chính phủ; Bộ KH&ĐT và UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen; có 2 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều cá nhân được các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và Bằng khen.

Tuy nhiên, hạ tầng các KCN chưa được đầu tư đồng bộ; thu hút đầu tư còn thấp, chưa thu hút được dự án lớn, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Điểm xuất phát của tỉnh thấp; tiềm lực nội tỉnh còn khó khăn; kết nối hạ tầng giao thông giữa tỉnh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ còn hạn chế. Hệ thống hạ tầng kết nối ngoài hàng rào KCN hầu hết chưa được đầu tư xây dựng…

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, thời gian tới, BQL tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về đẩy mạnh phát triển các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung cơ chế, giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn trong công bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng các KCN; cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các dự án lớn đầu tư vào tỉnh. ưu tiên triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các KCN của tỉnh. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cung cấp điện, nước đảm bảo ổn định sản xuất cho các doang nghiệp trong KCN.

Hai là, tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch phát triển các KCN bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết các KCN đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển và thu hút đầu tư. Bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân, nhà văn hóa, nhà trẻ và các công trình phụ trợ đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu cho công nhân trong các KCN. Tăng cường quy chế phối hợp quản lý Nhà nước, quản lý chặt chẽ quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép.

Ba là, tăng cường công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, công tác quản lý cư trú, quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý người lao động nước ngoài, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc hại. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại các khu vực, địa bàn có các KCN, đôn đốc kiểm tra và kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Việc giải phóng mặt bằng các KCN kiên quyết không làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, không xâm hại các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị của tỉnh, địa phương.

Phát huy thành tích đạt được trong 10 năm qua, đội ngũ CB, CC, VC và người lao động BQL các KCN tỉnh sẽ nỗ lực, hăng hái học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý; tiếp tục phát huy tinh thần "Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, tận tụy, trách nhiệm”, xây dựng BQL phát triển ngày càng vững mạnh; tiếp tục đổi mới phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH, góp phần xây dựng tỉnh Hòa Bình phát triển giàu đẹp.                                                                        

                                                                                  Trần Văn Phúc

                                                     Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục