(HBĐT) - Trồng cỏ vỗ béo đàn bò là một trong những đề án quan trọng đang được huyện Kim Bôi tích cực triển khai. Hàng trăm hộ chăn nuôi đăng ký tham gia mô hình, lựa chọn 240 con bò nuôi vỗ béo và 2 ha trồng cỏ nuôi bò vỗ béo ở 4 xã: Thượng Tiến, Mỵ Hòa, Kim Tiến, Kim Truy. ước tính, hiệu quả của dự án sẽ tăng trọng đàn bò từ 700 - 900 g/ngày/con, sau khi trừ chi phí khấu hao và phí đầu tư trực tiếp hàng năm cho thu lợi nhuận 587 triệu đồng/ năm, bình quân nuôi vỗ béo trong 3 tháng cho lãi 2,3 triệu đồng/con.


Thống kê của trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, đến nay, tổng đàn trâu, bò có trên 23.000 con, trong đó có khoảng 6.300 con bò. Đàn bò có xu hướng giảm dần, sản lượng thịt hơi cũng giảm. Chăn nuôi bò sinh sản và nuôi lấy thịt là truyền thống của người dân nhưng quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung, ít áp dụng các tiến bộ KH-KT, tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên là chính… Điều này cũng lý giải nguyên nhân chăn nuôi bò chưa tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giảm hiệu quả kinh tế, chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.


Hộ chăn nuôi xã Nam Thượng (Kim Bôi) tận dụng đất manh mún trồng cỏ nuôi bò theo phương thức bán thâm canh.

Kết quả khảo sát về cơ cấu giống bò lai chiếm tỷ lệ 4,5%, bò địa phương và con lai chiếm 95,5%. Đàn bò được nuôi nhiều nhất ở các xã: Cuối Hạ, Kim Tiến, Mỵ Hòa, Đú Sáng, Kim Truy, Hợp Đồng và Thượng Bì. Đáng kể, có 1 hộ nuôi bò tập trung quy mô 48 con ở xã Nam Thượng, 15 – 20 hộ nuôi từ 6 - 10 con, phổ biến nhất là nuôi 1 - 5 con. 98% đàn bò được nuôi theo phương thức chăn thả ngoài bãi, ven rừng, các cánh đồng chờ thời vụ, tận dụng thức ăn tự nhiên và bổ sung. 2% được nuôi nhốt hoàn toàn và cung cấp thức ăn tại chuồng với nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thức ăn tinh bổ sung. Mặc dù người chăn nuôi đã chú trọng nhiều về giống, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng để cải thiện chất lượng đàn bò, nâng cao năng suất nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao do vốn đầu tư lớn.

 Có một thực tế là những năm gần đây, diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp do giao đất, giao rừng, cơ giới hóa trong nông nghiệp, nguồn thức ăn tự nhiên ngày một khan hiếm. Trong khi đó, diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi hạn chế, chủ yếu tận dụng đồng cỏ ven bờ, thảm cỏ mọc dưới tán rừng. Số lượng, chất lượng đàn bò nói riêng, đàn đại gia súc của huyện nói chung bị ảnh hưởng do thiếu chủ động về nguồn thức ăn thô, thức ăn xanh cho trâu, bò. Đến nay, tổng diện tích trồng cây làm thức ăn gia súc khoảng trên 70 ha, trong đó, khoảng 5% diện tích cỏ trồng cao sản như cỏ voi, VA06, còn lại là diện tích cỏ mọc tự nhiên, bãi cỏ chăn thả. Trên địa bàn chưa có cơ sở sản xuất thức ăn quy mô công nghiệp. Một số hộ tự chế biến thức ăn nhưng mang tính tự phát, thiết bị chế biến thô sơ, chưa có cơ sở cung cấp bò giống, chuồng trại nông hộ chắp vá, cơi nới, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật… Một số dịch bệnh nguy hiểm vẫn còn xảy ra như LMLM, tụ huyết trùng trâu, bò. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ trong huyện và địa bàn lân cận thông qua các hộ tư thương nên phụ thuộc.

 Đồng chí Bùi Xuân Bộ, Phó phòng NN & PTNT huyện nhận định: Với việc chọn lựa xong các hộ tham gia và đề án sẽ triển khai trong nay mai giúp động viên, khích lệ hộ chăn nuôi đầu tư trồng cỏ vỗ béo đàn bò quy mô vừa và lớn theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi quy mô vùng và xã trọng điểm. Đồng thời thúc đẩy phát triển đàn bò nuôi phương thức bán thâm canh giúp tạo ra sản phẩm thịt có số lượng, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP và bảo vệ môi trường. Dự kiến đến năm 2020, đàn bò của huyện sẽ tăng lên 6.800 con, tốc độ tăng đàn bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,5 - 2%/năm, diện tích cỏ cũng sẽ tăng lên 78 ha. Đến thời điểm đó sẽ có 2.860 con bò vỗ béo, chiếm 42% tổng đàn, trồng mới khoảng 8 ha cỏ năng suất cao trên diện tích đất manh mún, đất 1 vụ kém hiệu quả. Riêng năm 2017 sẽ vỗ béo 204 con bò và trồng mới 2 ha cỏ, tiếp theo vỗ béo 540 con bò và trồng mới 2 ha cỏ vào năm 2018, vỗ béo 1.080 con bò, trồng mới 4 ha cỏ vào năm 2019 và vỗ béo 1.000 con bò, trồng lại 2 ha cỏ của năm 2017.


                       
                                                                                                 Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục