(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình có 7 xã thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM. Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, quyết tâm cao của nhân dân, đến nay đã có 4/7 xã công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi và Thống Nhất.


Với những kết quả đạt được đã tạo ra bước phát triển rõ rệt làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn. Năm 2017, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu về đích thêm xã Hoà Bình. Năm 2018 là 2 xã Trung Minh và Thái Thịnh. Hiện, TP Hoà Bình đang tập trung chỉ đạo, điều hành với quyết tâm đến cuối năm 2018 hoàn thành chương trình xây dựng NTM theo lộ trình.

Kết quả khả quan

Thống Nhất là xã về đích năm 2016. Thành công trong thực hiện xây dựng NTM của xã là công tác tuyên truyền. Đồng chí Bùi Thế Đừng, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: "Chúng tôi tuyên truyền cho người dân qua nhiều kênh, từ hội đoàn thể, các buổi họp thôn hoặc tuyên truyền qua loa truyền thanh… Từ đó, các công việc triển khai được người dân đồng thuận. Người dân tham gia xây dựng NTM bằng việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng ở thôn, chương trình nhà sạch, vườn đẹp, hàng rào xanh... Kinh nghiệm của xã trong xây dựng NTM là công tác chỉ đạo phải sâu sát, quyết liệt, đảm bảo tiến độ đến từng tiêu chí; chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách, nguồn lực; phát huy vai trò hạt nhân tiên phong, gương mẫu "nói đi đôi với làm”, "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; huy động sức dân với phương châm "Lấy sức dân để lo cho dân”. Từ đó khơi dậy nhiệt tình và tâm huyết của đông đảo nhân dân”.


Công trình xây dựng nhà văn hoá xã và khu thể thao xã Hoà Bình, TP Hòa Bình đang được khởi công xây dựng, dự kiến tháng 10 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.

Theo thống kê, trong 6 năm (2011-2016), tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM của 7 xã là 657,462 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước trên 188 tỷ đồng, vốn lồng ghép 4 tỷ đồng, vốn tín dụng trên 327 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 37 tỷ đồng. UBND thành phố đã ưu tiên lồng ghép, huy động các nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đạt các tiêu chí NTM tại các xã, tạo đà cho phát triển KT-XH và đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, TD-TT cho người dân nông thôn. Đến nay, 100% xã đạt tiêu chí về giao thông, thuỷ lợi. 100% hộ được sử dụng điện lưới và nước sạch hợp vệ sinh. Có 6/7 xã đạt tiêu chí về trường học, tiêu chí về y tế, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám - chữa bệnh của nhân dân và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe tại tuyến cơ sở.

Bên cạnh đó, thành phố cũng triển khai thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa gắn liền với liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Riêng năm 2016, thành phố đã hỗ trợ từ ngân sách trên 1,7 tỷ đồng cho các xã thực hiện 13 mô hình sản xuất, tổ chức 9 lớp dạy nghề cho trên 190 lượt học viên, bước đầu các mô hình, đợt tập huấn đã phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân như: Mô hình trồng gừng trâu tại xã Hòa Bình, Dân Chủ; nuôi bò tại xã Hòa Bình, Thái Thịnh; trồng thực nghiệm cây sachi tại xã Hòa Bình... Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại các xã đạt trên 31 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,29%.

Nỗ lực về đích theo lộ trình

Mặc dù đạt được một số kết quả trong xây dựng NTM nhưng trên thực tế, công tác chỉ đạo ở một số xã chưa thật sự quyết liệt; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên, chưa thật sự chủ động, sáng tạo trong huy động nguồn lực. Mặt khác, xây dựng NTM dựa trên nền tảng phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững. Việc hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực còn ít. Nguồn kinh phí hỗ trợ cũng như nguồn ngân sách thành phố còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu.  
Đồng chí Nguyễn Thanh Huy, Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng NTM trên địa bàn thành phố năm 2017 là công tác đầu tư các công trình hạ tầng. Theo đó, thành phố sẽ tập trung lựa chọn để ưu tiên làm trước các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã. Trong khi nguồn ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, hạn chế thì các xã cần tập trung nhiều giải pháp vận động, huy động từ cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tại địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương; mở rộng phương thức liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp với HTX hoặc tổ hợp tác, hộ nông dân; tổ chức lập và thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo hướng sản xuất tập trung; thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM…để nâng cao thu nhập cho người dân.


                                                                                         Đinh Thắng

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục