Dự án may của Công ty GGS tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB) đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Dự án may của Công ty GGS tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB) đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

(HBĐT) - Năm 2013, kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, công tác thu hút đầu tư tại các KCN của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến khả quan. Tỉnh tiếp nhận các dự án hàng triệu USD, như dự án 20 triệu USD sản xuất máy ảnh dùng cho điện thoại HNT, dự án may GGS. Nhiều dự án đi được cấp phép, sau quá trình triển khai bảo đảm tiến độ và đi vào hoạt động như dự án may mặc Esquel 25 triệu USD, dự án Nissin sản xuất linh kiện xe máy, ô tô 75 triệu USD...

 

Các KCN của tỉnh có 62 dự án đầu tư, gồm 15 dự án FDI (chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản) với số vốn đăng ký 356,34 triệu USD và 47 dự án trong nước với vốn đăng ký trên 7.500 tỷ đồng. Số dự án đi vào hoạt động chiếm khá cáo với 33 dự án. Doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách của các DN tăng trưởng khá mạnh hàng năm, giải quyết việc làm cho 6.143 lao động, trong đó, hơn 90% là người địa phương. Các dự án chủ yếu của DN Hàn Quốc và Nhật Bản đang tạo sự lan tỏa về môi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh.

 

Đây là hiệu quả của công tác thu hút đầu tư của tỉnh. Trong đó, công tác xúc tiến đầu tư “tại chỗ” hay hoạt động chăm sóc, hỗ trợ các dự án đầu tư sau cấp phép, nhất là đối với các DN nước ngoài đang được thực hiện hiệu quả tại tỉnh ta. Theo đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng BQL các KCN tỉnh, các chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư tại các quốc gia, vùng lãnh thổ được lên kế hoạch cụ thể, khá bài bản với nhiều chương trình đối thoại hợp tác, ký kết biên bản ghi nhớ, mang sắc thái chính trị cũng đem lại những kết quả nhất định. Việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, chăm sóc các dự án sau cấp phép có vai trò hết sức quan trọng trong thu hút đầu tư, nhất là đối với đặc thù của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn để thực hiện các hoạt động quảng bá, kêu gọi đầu tư. Việc quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư sẽ hiệu quả hơn và thực chất hơn khi lấy hiệu quả hỗ trợ, chăm sóc DN sau đầu tư làm thước đo về môi trường đầu tư, là cách hữu hiệu để thu hút các DN đến đầu tư. Thực tế ở tỉnh ta hãy chuẩn bị nguồn đất sạch, thật tốt với hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN làm các thủ tục đầu tư xây dựng, tài nguyên môi trường, cung ứng nguồn lao động như KCN Lương Sơn chắc chắn sẽ lấp đầy trong thời gian ngắn. Đó là cách hữu hiệu để tạo niềm tin của các DN khi đến đầu tư vào địa bàn. Thời gian qua, BQL các KCN tích cực chăm sóc các dự án sau cấp phép. Công ty may Hàn Quốc GGS được hỗ trợ tối đa thực hiện khởi công và đầu tư xây dựng tại KCN bờ trái sông Đà. Công ty GGS DN may Hàn Quốc được cấp giấy CNĐT sau đúng 3 ngày. Sau 5 tháng từ 10/2013 - 3/2014 đã chính thức đi vào hoạt động tại KCN bờ trái sông Đà. Dự kiến đến trung tuần tháng 4 sẽ có lô hàng đầu tiên 11.000 sản phẩm. Đối với dự án sản xuất máy ảnh dùng cho điện thoại HNT ViNa của Hàn Quốc tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng quy mô 120 triệu sản phẩm tại KCN Lương Sơn cũng được tạo điều kiện thuận lợi khởi công sau đúng 1 ngày được cấp phép... Dự kiến khi đi vào hoạt động ổn định sẽ giải quyết việc làm cho 600 lao động, nộp ngân sách 10,9 tỷ đồng/năm.

 

Theo đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng BQL các KCN tỉnh, bản thân các DN nói về môi trường đầu tư khi họ đã trải nghiệm sẽ hiệu quả hơn nhiều các chương trình xúc tiến đầu tư khác. Cùng với các chương trình xúc tiến, BQL các KCN tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001- 2008, tập trung rà soát các thủ tục hành chính, cung cấp, hỗ trợ kịp thời thông tin cũng như các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho DN giải quyết các hồ sơ, thủ tục nhanh gọn và đúng quy định. Theo  chỉ đạo của UBND tỉnh, BQL đang khẩn trương rà soát, triển khai các kế hoạch thu hút các DN tham gia đầu tư hạ tầng các KCN theo quy hoạch, thực hiện đầu tư bước đầu hạ tầng KCN Mông Hóa để chuẩn bị nguồn đất thương phẩm để thu hút các DN đến đầu tư.

 

 

                                                                               Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục