Những mặt hàng sâm, nấm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng xách tay có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản được bày bán tại một cửa hiệu nằm trên đường Cù Chính Lan (TPHB). Ảnh: P.V

Những mặt hàng sâm, nấm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng xách tay có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản được bày bán tại một cửa hiệu nằm trên đường Cù Chính Lan (TPHB). Ảnh: P.V

(HBĐT) - Mặc dù ở TP Hòa Bình chưa có nhiều cửa hiệu công khai treo biển “hàng xách tay” nhưng nếu chịu khó dò hỏi để tìm ra những địa chỉ này không mấy khó khăn. Thực tế, nhiều năm qua, không ít người tiêu dùng đã thiết lập cho mình một thói quen “sính hàng ngoại”, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện mua hàng ngoại được nhập khẩu chính ngạch, phần lớn trong số họ tìm đến nguồn hàng trôi nổi, được từ nước ngoài mang về và gọi nôm na là “hàng xách tay”.

 

“Hàng xách tay” có đủ loại từ quần áo, giày dép, đồng hồ, điện thoại, kính mắt, sữa, hoa quả, thực phẩm chức năng và phổ biến nhất là mặt hàng mỹ phẩm dành cho phụ nữ... Cùng một dòng sản phẩm nhưng nếu được nhập khẩu và có tem, nhãn của nhà phân phối ghi bằng tiếng Việt, giá bán cao hơn nhiều so với hàng cùng loại nhưng được “xách tay”, không phải chịu thuế và không ai kiểm định chất lượng. Chị Nguyễn Thu Hà, phường Phương Lâm mua một hộp phấn trang điểm của hãng Natural Beige (Hàn Quốc) do Công ty Sao Thủy nhập khẩu và phân phối tại một cửa hàng mỹ phẩm trên đường Cù Chính Lan (TPHB) có giá 550.000 đồng nhưng chỉ cách đó vài cửa hàng một người bạn của chị cũng mua hộp phấn trang điểm ấy  chỉ với giá 350.000 đồng. Đem so sánh 2 hộp phấn trang điểm về hình thức, mẫu mã chỉ khác nhau ở chỗ 1 hộp có dán tem nhãn của nhà phân phối và có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, hộp còn lại không tem nhãn và những dòng chữ được ghi trên vỏ hộp là chữ Hàn Quốc. Sau khi dùng thử, cho thấy độ bóng, bền, sáng, mịn như nhau. Trò chuyện với chị Minh Trang, chủ một salon tóc trên đại lộ Thịnh Lang được biết: Trong giới kinh doanh ở TPHB có rất nhiều người “sính” hàng ngoại “xách tay”. Bản thân Trang cũng thường xuyên mua và sử dụng hàng xách tay từ các sản phẩm công nghệ đến quần áo, giày dép, phụ kiện và cả mỹ phẩm phục vụ cho công việc ở salon. Hàng xách tay được bán ở Hòa Bình nhiều nhất là hàng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan, Mailaixia... rất ít mặt hàng có xuất xứ từ châu âu. Về chất lượng, mẫu mã các mặt hàng này cơ bản là tốt, nhưng khi mua hàng người tiêu dùng cần có kinh nghiệm và mua ở địa chỉ tin cậy để tránh gặp phải hàng giả, hàng nhái.

 

Trao đổi vấn đề này với đồng chí Nguyễn Đình Khanh, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng, Chi cục QLTT tỉnh cho biết: Những năm gần đây, trên thị trường TPHB xuất hiện khá nhiều cửa hàng, cửa hiệu bán hàng xách tay có xuất xứ từ nước ngoài. Tuy nhiên, đã gọi là hàng xách tay không thể có số lượng lớn để chiếm lĩnh thị trường hàng nội địa nên không gây tác động tiêu cực trên thị trường. Mặt khác, khi đã mang hàng xách tay từ nước ngoài về, người mua hàng cũng phải lựa chọn những sản phẩm “độc” mà ở thị trường trong nước không có hoặc khan hiếm và được bán với giá cao. Sự xuất hiện của những mặt hàng này xét về mặt nào đó cũng có yếu tố tích cực đó là: đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng và kích thích quá trình tìm tòi, sáng tạo của các nhà sản xuất, phân phối trong nước phục vụ cho tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, cũng phải nói rõ thêm, với những hàng xách tay không có nhãn mác, không có dấu kiểm định chất lượng, không in phụ đề tiếng Việt mà được bán với số lượng lớn thì không loại trừ khả năng các cơ sở kinh doanh có thể trà trộn hàng giả, hàng nhái để bán (tỷ lệ có thể là 50/50). Bởi vậy, khi chọn sử dụng những mặt hàng tay này, người tiêu dùng phải thực sự sáng suốt để không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mập mờ về chất lượng của  sản phẩm.

 

 

 

                                                                    Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục