Người dân xã Thanh Hối chuẩn bị đón vụ bưởi mới đầy hứa hẹn. Ảnh: ông Phạm Văn Mão (bên trái), xóm Tân Hương, xã Thanh Hối giới thiệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc giống bưởi đỏ.

Người dân xã Thanh Hối chuẩn bị đón vụ bưởi mới đầy hứa hẹn. Ảnh: ông Phạm Văn Mão (bên trái), xóm Tân Hương, xã Thanh Hối giới thiệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc giống bưởi đỏ.

(HBĐT) - Bưởi là cây trồng phát triển mạnh và cho hiệu quả cao mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện Tân Lạc. Thanh Hối là xã vùng trọng điểm bưởi đỏ, bưởi da xanh. Diện tích bưởi của xã tăng nhanh, từ 15 ha mấy năm trước đã lên 54 ha.

 

Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Huyến cho biết: Bưởi và mía là hai cây chủ lực XĐ-GN. Mấy năm nay, bưởi đã phát triển mạnh trên địa bàn. Đến nay, cả xã có hơn 54 ha bưởi, trong đó có 1/3 diện tích cho thu hoạch. Gia đình nào có đất đều trồng bưởi. Xóm Tân Hương có gần 100 hộ, hầu hết đều trồng bưởi, nhà ít trồng 20 cây, nhà nhiều trồng hàng trăm cây. Những gia đình có 100 cây trở lên đều có cuộc sống khá giả. Ông Phạm Văn Mão, cán bộ hưu trí có hơn 1.000 m2, bắt đầu trồng bưởi từ năm 2006, đến nay đã có khoảng 50 cây bưởi đỏ và da xanh. ông Mão cho biết: Tùy theo chất lượng và mẫu mã, giá bán bưởi đỏ từ 17 - 25.000 đồng/quả, bưởi da xanh từ 40 - 45.000 đồng/ kg, tư thương Hà Nội, Hải Dương và một số tỉnh khác đến tận vườn thu mua. Năm đầu tiên cho bói ông thu trên chục triệu, năm thứ 2 thu 20 triệu, năm 2013, thu khoảng 40 triệu đồng, chưa kể tiền chiết cành bán giống. Năm nay, bưởi ra hoa, ra quả đều, cây khỏe, dự tính đến rằm tháng 8 âm lịch bắt đầu cho thu hoạch đến cuối năm. Nhiều gia đình mở rộng diện tích để trồng bưởi. Bưởi được xem là cây truyền thống và đem lại thu nhập cao cho người dân Đông Lai. Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai Lương Bá Phi cho biết: Người dân tận dụng hiệu quả quỹ đất để trồng bưởi đỏ. Diện tích bưởi thu hoạch của xã đã lên tới 20/35 ha. Nhân dân trồng bưởi cây cách cây 7-8 m. Tuy theo mức độ đầu tư, thâm canh có thể cho thu bình quân 4 triệu đồng/cây. Nhiều gia đình thôn Đồng Tiến có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Bưởi là cây có giá trị kinh tế cao ở Tân Lạc. Theo tính toán của Phòng NN&PTNT, đối với bưởi đỏ có thể trồng từ 300 - 350 cây/ha, sau thời gian kiến thiết cơ bản từ 3 - 4 năm, mỗi cây có thể cho thu hoạch 100 - 150 quả thương phẩm. Tính theo giá thị trường rẻ cũng từ 10.000 - 15.000 đồng/ quả, giá trị thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm. Với bưởi da xanh đòi hỏi quy trình kỹ thuật chăm sóc cao hơn bưởi đỏ nhưng đem lại hiệu quả khá hơn, mật độ từ 250 - 300 cây/ha, khi bước vào đầu thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch 60-80 quả với giá bán giao động từ 30.000 - 40.000 đồng/ quả, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù, huyện Tân Lạc triển khai đề án phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013 - 2020, đặt mục tiêu đến năm 2015 diện tích bưởi các loại đạt 200 ha.

 

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Phụ trách Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Diện tích bưởi đỏ, bưởi da xanh trên toàn huyện tăng mạnh. Hiện, đã xấp xỉ khoảng 200 ha, trong đó, cây kinh doanh chiếm 1/3 diện tích, hoàn thành mục tiêu phấn đấu. Diện tích bưởi đỏ và da xanh của Tân Lạc tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Người dân đã tận dụng và khai thác các khu vực   có đồi thấp để trồng bưởi. Nhiều người liên kết với nông dân các địa phương khác để mở rộng diện tích bưởi đỏ, bưởi da xanh. Hiện, huyện đang đề xuất và  thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn để nâng cao chất lượng bưởi hàng hóa, về lâu dài, tính toán xây dựng thương hiệu giống bưởi địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

 

 

                                                                                  Lê chung

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục