Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn hồ chứa tại công trình hồ Vốc (xóm Vốc, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn) do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý.

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn hồ chứa tại công trình hồ Vốc (xóm Vốc, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn) do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý.

(HBĐT) - Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa mưa bão năm 2014. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công tác phòng, chống lũ, bão là phải đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa thủy lợi – vốn đã được xác định là những điểm xung yếu cần chú trọng bảo vệ để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại do mưa, bão, lũ gây ra.

 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong thời gian từ nay đến cuối năm, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới tiềm ẩn những yếu tố bất thường, cần đề phòng những cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và ảnh hưởng dồn dập trong thời gian ngắn. Bước vào cao điểm mùa mưa bão, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh ta thường xuyên xuất hiện các trận mưa lớn kéo dài 2-3 ngày. Vì vậy, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là công tác PCLB&TKCN. Cần sẵn sàng triển khai các phương án đã chuẩn bị để kịp thời ứng phó với các tình huống phức tạp trong cao điểm mùa mưa bão, đặc biệt đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

 

Được biết, bước vào mùa mưa bão năm nay, các địa phương trong tỉnh đã chủ động rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, trong đó, chú trọng điểm xung yếu nhất là hệ thống công trình hồ chứa. Hiện, toàn tỉnh có 514 hồ chứa thuỷ lợi gồm 33 hồ lớn (đập có chiều cao từ 15 m trở lên hoặc dung tích hồ chứa từ 3 triệu m3 trở lên), 481 hồ vừa và nhỏ. Kết quả kiểm tra, đánh giá công trình cho thấy, trong số 33 hồ, đập lớn có 25 công trình đã được sửa chữa nâng cấp đảm bảo năng lực chống lũ theo TCVN 285-2002 và đảm bảo an toàn, không xuất hiện những hư hỏng ở thân đập. Còn lại phần lớn công trình được xây dựng những năm 1960 – 1990, qua quá trình vận hành, khai thác, nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn và năng lực phòng - chống lũ. Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT, hiện có khoảng 190 công trình hồ chứa đang có sự cố cần được nâng cấp, sửa chữa gồm 165 hồ chứa có dung tích dưới 0,5 triệu m3, 17 hồ chứa có dung tích từ 0,5-1 triệu m3 và 8 hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3. Hệ thống này đang tiềm ẩn sự cố ở các hạng mục đầu mối như đập đất bị thẩm lậu, sạt trượt mái hạ lưu và thượng lưu đập, mòn mái, cống bị thấm hai bên mang, cửa cống không kín nước, hồ không có hoặc hỏng van điều tiết, tràn xả lũ là tràn đất bị xói lở và thu hẹp…

 

Thêm vào đó, về thực trạng quan trắc đập, qua kiểm tra cơ quan quản lý chuyên ngành cho biết, toàn tỉnh chưa có hồ, đập thủy lợi nào được lắp đặt các thiết bị theo dõi quan trắc thấm qua thân đập và chuyển vị của đập. Việc quan trắc mực nước hồ chứa hàng ngày, theo dõi các diễn biến về thấm, rò rỉ nước trong thân đập chủ yếu bằng mắt thường, các chủ đập thực hiện quan trắc bằng trực quan, ghi chép và lưu trữ các thông số quan trắc được tại công trình. Chính vì đánh giá hiện trạng dựa vào quan sát trực quan (trong khi phần lớn thông số kỹ thuật của các công trình thủy lợi hiện không đầy đủ do được xây dựng từ những năm 1960-1990) nên tại hệ thống công trình này có những ẩn họa không lường hết được, nhất là đặt trong diễn biến phức tạp của cao điểm mùa mưa bão.

Đồng chí Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT trao đổi: Để đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình hồ chứa trên địa bàn, việc quan trọng cần làm là xây dựng phương án đảm bảo an toàn đập và phòng - chống lũ lụt cho vùng hạ du. Tại tỉnh ta, do số lượng hồ chứa trên địa bàn rất nhiều nên Sở NN&PTNT đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2568 ngày 28/10/2013 về danh mục các hồ chứa phải lập phương án đảm bảo an toàn đập và đảm bảo an toàn vùng hạ du đập. Đến nay, các chủ đập đã xây dựng xong phương án cho 114 công trình, Sở NN&PTNT đang thẩm định phương án để trình UBND tỉnh phê duyệt. Mặt khác, để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại gây ra do sự cố về đập và hồ chứa, đề nghị các địa phương và chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn đập và hồ chứa, chủ động vận hành xả lũ cho các hồ chứa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư theo phương án PVLB&TKCN đã lập để kịp thời ứng cứu khi có sự cố.

 

 

                                                                           Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục