Anh Bùi Văn Đệm, xóm Bảm, xã Tây Phong chăm sóc vườn mía sắp tới kỳ thu hoạch.

Anh Bùi Văn Đệm, xóm Bảm, xã Tây Phong chăm sóc vườn mía sắp tới kỳ thu hoạch.

(HBĐT) - Tây Phong là một trong những xã trồng nhiều mía tím ở huyện Cao Phong với diện tích 371,5 ha. Phó Chủ tịch UBND xã Tây Phong Bùi Văn Bền cho biết: Những năm gần đây cây mía tím đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Việc trồng mía tím hiệu quả của người dân cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như từng bước xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Theo thống kê, năm 2013, trên địa bàn xã số hộ nghèo 26,26%, theo dự kiến năm nay, số hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 18,9%. Từ những hiệu quả như vậy, xã Tây Phong tiếp tục duy trì, phát triển diện tích mía trong thời gian tới nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

 

Chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất mía tím của gia đình anh Bùi Văn Ðệm ở xóm Bảm. Gia đình anh Đệm có 4 khẩu, nhờ trồng mía tím, gia đình anh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Anh tâm sự: từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôi mạnh dạn đầu tư trồng 8.000 m² mía tím, mỗi năm thu khoảng 200 - 300 triệu đồng. Do dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và có nhiều kinh nghiệm nên cây mía tím phát triển tốt, năng suất, chất lượng đường cao. Khó khăn nhất trong trồng cây mía tím là phòng trừ sâu bệnh bởi không phát hiện sớm và phun phòng kịp thời dễ làm mía chậm phát triển sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Mía tiêu thụ dễ, có thương lái tới tận vườn mua, giá bán khoảng từ trên 5.000 đồng/cây. Mấy năm nay, mía tím luôn giữ giá, không bị thương lái ép giá do được thị trường ưa chuộng, đầu ra sản phẩm tốt. Nhờ nguồn thu từ trồng mía, kinh tế gia đình ổn định, tôi có điều kiện lo cho các con học hành. 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Cao Phong có diện tích mía tím lớn nhất tỉnh với 2.492 ha, cùng với cây cam, cây mía tím là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện. Cây mía tím ở Cao Phong đã có tiếng từ lâu và có chỉ dẫn địa lý. Nhiều năm nay, cây mía tím là cây giảm nghèo hiệu quả của nông dân. Tính trung bình mỗi ha mía tím cho thu nhập từ 150- 200 triệu đồng. Hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm của cây mía tím rất thuận lợi; các thương lái đến tận vườn đặt mua mía, thu gom cho bà con. Thời gian tới huyện sẽ xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, trong đó có 2 cây trồng chủ lực được huyện lựa chọn là cam và mía, huyện chỉ đạo bà con nông dân thực hiện chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía cho thu nhập khá. Huyện mong muốn sẽ có công ty, hợp tác xã đứng ra bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nhằm ổn định về đầu ra để người nông dân yên tâm sản xuất và mở rộng diện tích cây trồng.

 

                                                                  Đinh Thắng

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục