Người lao động xã Kim Sơn (Kim Bôi) được đào tạo nghề thêu thổ cẩm, tạo thêm việc làm để tăng thu nhập, góp phần XĐ-GN.

Người lao động xã Kim Sơn (Kim Bôi) được đào tạo nghề thêu thổ cẩm, tạo thêm việc làm để tăng thu nhập, góp phần XĐ-GN.

(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thuỷ cho biết: Yên Thuỷ được coi là vùng đất khó do đặc điểm về địa hình của vùng bán sơn địa nên việc giữ nước hết sức khó khăn. Từ lâu, tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. So với các huyện khác, Yên Thuỷ có tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013 còn 17,38%).

 

Hàng năm, để triển khai chính sách giảm nghèo bền vững, huyện tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo. Căn cứ vào danh sách đã được bình xét dân chủ, công khai, các hộ nghèo trên địa bàn được hưởng đầy đủ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước như: Chương trình 135 giai đoạn II đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Các hộ nghèo còn được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Năm nay, thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, huyện được đầu tư triển khai mô hình nuôi ngan thịt tại xã Hữu Lợi với 40 hộ nghèo tham gia... Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và ý thức vươn lên vượt khó, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình XĐ-GN hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân như: mô hình trồng bí xanh ở các xã Phú Lai, Đoàn Kết; nuôi gà thả đồi, nuôi dê ở xã Lạc Hưng; dệt thổ cẩm ở xã Đa Phúc. Năm nay, huyện phấn đấu giảm 3% hộ nghèo.

 

Trong những năm qua, tỉnh ta đặc biệt quan tâm thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững nhằm bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư, ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân. Đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản ĐBKK đã từng bước ổn định, góp phần giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng. Trong đó, việc thực hiện chính sách cho hộ nghèo vay vốn tín dụng được tỉnh chú trọng thực hiện. Trong 11 chương trình tín dụng do Ngân hàng CSXH tỉnh đang thực hiện có 5 chương trình tín dụng phục vụ đối tượng vay vốn là hộ nghèo. Riêng trong 9 tháng qua, Ngân hàng CSXH đã cho 4.898 hộ nghèo, 3.084 hộ cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất, 728 hộ vay vốn giải quyết việc làm. Số hộ nghèo còn dư nợ 45.808 hộ, tổng dự nợ 643.552 triệu đồng; 7.626 hộ cận nghèo còn dư nợ với tổng dư nợ 138.354 triệu đồng; 14.869 HS-SV còn dư nợ với số tiền 294.394 triệu đồng. Tỉnh cũng thực hiện tốt chính sách dạy nghề cho người nghèo và lao động nông thôn. Riêng 9 tháng qua đã tuyển sinh học nghề 10.125 người theo Đề án 1956. Bên cạnh đó, hộ nghèo còn được cấp thẻ BHYT, khám- chữa bệnh miễn phí; hỗ trợ HS-SV nghèo học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, Nghị định số 74/2013/ NĐ-CP và được tỉnh hỗ trợ tiền ăn Tết Nguyên đán...

 

Có thể khẳng định thông qua tác động, hiệu quả từ thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo và sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh và các xã nghèo, ĐBKK giảm nhanh, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đề ra. Cụ thể, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh cuối năm 2013 giảm xuống còn 38.043/203.424 hộ dân cư, tương đương với tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung 18,70%, giảm 3,03% so với năm 2012. Năm nay, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,80%.

 

 

 

                                                                            Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục