Sáng 24-10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014 với chủ đề “Tăng trưởng xanh và Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam”.

 

Nhiều tham luận, ý kiến trao đổi tại Diễn đàn đã xoay quanh vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả và bễn vững hơn. Từ đó mở ra một cơ hội lớn để Việt Nam có thể hướng đến tăng trưởng xanh, xanh hóa nền kinh tế.

Lựa chọn tăng trưởng xanh

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông: Tăng trưởng xanh không còn là một xu hướng mà trở thành một lựa chọn sống còn không chỉ riêng quốc gia mà còn của cả thế giới. "Mô hình tăng trưởng này hướng đến sự phát triển bền vững đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang phấn đấu thực hiện. Trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh cũng đang là một tất yếu" - ông Đông khẳng định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã công bố kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Theo đó, bao gồm 12 nhóm hành động theo bốn nhóm chủ đề: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh ở địa phương; giảm cường độ phát thải khí nhà kính; thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hoá sản xuất, xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững. "Quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh là yêu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, kết hợp chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ bề rộng sang chiều sâu với sự gia tăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế là điểm nhấn", ông Đông cho biết thêm

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng: Không nằm ngoài xu hướng của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm theo đuổi mô hình tăng trưởng thân thiện với môi trường trong toàn hệ thống chính trị, từ các chủ trương của Đảng đến quá trình triển khai bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước, các chiến lược, kế hoạch liên quan đến tăng trưởng xanh cũng đã được ban hành.

Gắn liền tái cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh mặc dù đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Theo TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, nhận thức của xã hội về tăng trưởng xanh chưa cao, còn chú trọng nhiều vào lợi ích trước mắt mà thiếu ưu tiên cho phát triển dài hạn. Trình độ công nghệ thấp, lạc hậu vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn do nguồn lực tài chính có hạn. Khu vực có vốn nước ngoài tuy đóng góp cao vào tăng trưởng, đầu tư, xuất khẩu nhưng ít tương tác với khu vực doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ không đáng kể, chưa được thực sự tận dụng cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Đặng Hữu Đông cũng cho răng, việc thực hiện tăng trưởng xanh không chỉ là thuận lợi, mà đối mặt với một số khó khăn không dễ vượt qua. Đó là yêu cầu lớn về vốn cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong khi năng lực và trách nhiệm các bên liên quan còn hạn chế, khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh là lựa chọn sống còn, nhưng PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng mục tiêu này không dễ gì thực hiện. Theo ông Thiên, trước đây nước ta định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên, khai thác sức lao động giá rẻ, tập trung làm thuê, lắp ráp,… mà chưa hướng vào phát triển những ngành có đẳng cấp công nghệ cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải phân bổ nguồn lực lại cho hợp lý hơn. Đó cũng là lý do vì sao đất nước phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

Chỉ ra những nguyên nhân hạn chế của nền kinh tế, ông Thiên cho rằng: Thứ nhất, là do tư duy về mô hình tăng trưởng không còn phù hợp thời đại. Đất nước đã duy trì lâu dài mô hình tăng trưởng dễ dãi, cứ bơm tiền ra, có nguồn lực sẵn thì dùng. Thứ hai, cạnh tranh yếu, giá cả không mang tính thị trường dẫn đến hệ thống phân bổ nguồn lực không tốt. Cuối cùng, quản trị nhà nước dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn cần phải thay đổi cách thức. Nếu còn duy trì cơ chế phân bổ nguồn lực dàn trải, xin - cho, chia đều,…sẽ gây lãng phí,việc phân bổ nguồn lực méo mó, hướng tới nhóm lợi ích. Do vậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, theo ông Thiên, cần phải khắc phục ba nhược điểm nêu trên.

 

 

                                                                               Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục