Bộ phận “một cửa” UBND xã Cao Sơn góp phần cải cách thủ tục hành chính,  giải quyết kịp thời các yêu cầu giao dịch của tổ chức, cá nhân.

Bộ phận “một cửa” UBND xã Cao Sơn góp phần cải cách thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các yêu cầu giao dịch của tổ chức, cá nhân.

(HBĐT) - Xã vùng cao Cao Sơn nằm cách huyện lỵ Đà Bắc hơn 10 km, toàn xã có diện tích tự nhiên trên 5.000 ha, trong đó, đất phù hợp sản xuất nông nghiệp 860 ha, đất sản xuất lâm nghiệp 2.100 ha, đất phi nông nghiệp 268,13 ha, diện tích nuôi thuỷ sản 38,2 ha, còn lại là đồi, núi đá. Xã có địa hình chia cắt bởi các khe núi, đường giao thông đến các xóm còn khó khăn, xóm cách xa trung tâm xã nhất 12 km.

 

Đồng chí Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành T.Ư và tỉnh, huyện, thông qua nhiều chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ, cùng với sự đoàn kết, thống nhất của cán bộ, nhân dân trong xã, KT-XH của xã hàng năm có bước phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, QP - AN được ổn định và giữ vững. Trên địa bàn xã có 4 dân tộc anh em cùng chung sống là Tày, Dao, Mường, Kinh gồm 1.049 hộ với 4.208 nhân khẩu. Qua rà soát số hộ nghèo năm 2014 của xã còn 273 hộ, chiếm 26%, giảm 11% so với năm 2013.

 

Với cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm 80%, CN-TTCN-DV chiếm 20%, Cao Sơn chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KH-KT, đưa các giống cây, con năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng. Trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng hoa màu với các loại cây chủ lực là ngô lai, lúa nước, dong riềng, mía đường. Trong năm 2014, toàn xã gieo trồng 660 ha ngô lai vụ đông - xuân, sản lượng đạt 4.092 tấn, đạt 101% kế hoạch, vụ hè - thu gieo trồng 253 ha, sản lượng đạt 885 tấn; mía đường trồng 54 ha, đạt 44% kế hoạch, tăng 10 ha so với năm 2013, sản lượng đạt 3.500 tấn; các lại rau đậu gieo trồng 2 vụ gần 100 ha. Nổi bật là dong riềng có diện tích tăng đáng kể, kế hoạch thực hiện 105 ha, bà con đã trồng 150 ha, tăng 43% kế hoạch, sản lượng đạt 9.000 tấn. Chăn nuôi tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc tiêm phòng dịch, đảm bảo an toàn không có dịch bệnh xảy ra. Thực hiện kế hoạch trồng rừng mới, trong năm bà con đã trồng 88 ha, trong đó, nhân dân bỏ vốn tự trồng 40 ha, trồng theo dự án 661 48 ha gồm 27 ha ở xóm Sưng và 21 ha ở xóm Rằng, giá trị khai thác từ lâm nghiệp toàn xã đạt trên 1,7 tỉ đồng.

 

Triển khai CTMTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay xã đạt 10 tiêu chí, bao gồm các tiêu chí: quy hoạch, điện, giáo dục, y tế, văn hoá, hệ thống tổ chức chính trị xã hội, thuỷ lợi, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất và an ninh, trật tự xã hội. Cùng với phát triển kinh tế, xã quan tâm thực hiện tốt công tác chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá - thể thao, tạo đời sống văn hoá tinh thần sôi nổi trong nhân dân. Hoạt động thăm hỏi tặng quà, đền ơn - đáp nghĩa các gia đình, đối tượng chính sách, người có công với nước được thực hiện đầy đủ. Đội ngũ cán bộ, công chức xã nêu cao vai trò phục vụ nhân dân, không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Quy chế dân chủ cơ sở được duy trì, phát huy, tạo sự đồng thuận, đồng lòng thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.  

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Cao Sơn còn gặp nhiều khó khăn cần được tiếp tục quan tâm đầu tư của các cấp, ngành. Là xã có số dân đông, kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm 80% nhưng do đặc thù địa hình nhiều núi đá nên thiếu đất sản xuất, hàng năm số lao động không có việc làm phải đi làm ăn xa từ 100 - 500 lao động. Sản xuất chủ yếu trồng màu vẫn phụ thuộc chính vào thiên nhiên, nguồn nước tưới, tiêu khan hiếm, đầu tư đầu vào cao, sản phẩm thu hoạch bán ra bấp bênh, không ổn định, lãi thấp, việc tích luỹ trong nhân dân hầu như không có dẫn đến tăng trưởng kinh tế không mang tính bền vững. Đường giao thông trên địa bàn xã còn rất khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất, vận chuyển hàng hoá nông sản của người dân. Toàn xã có 28 km đường liên thôn, trong đó, mới có 7 km được trải nhựa, bê tông hoá, còn 21 km đường đất, độ dốc lớn, thụt lầy quanh năm; công trình nước sinh hoạt tại các xóm đông dân cư như Sơn Phú, Nà Chiếu, Sèo, Tằm không đảm bảo vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt nguy cơ phát sinh dịch bệnh… Trong từng lĩnh vực, xã đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện phát triển KT-XH trong năm 2015, phấn đấu giảm tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp xuống 75%, tăng tỷ trong CN-TTCN-DV lên 25%, bình quân thu nhập đạt 19 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25%.

 

 

 

                                                                             Hà Thu

                  

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục