Lực lượng QLTT số 1, thành phố Hòa Bình nắm bắt diễn biến giá cả thị trường sau Tết tại chợ Phương Lâm.

Lực lượng QLTT số 1, thành phố Hòa Bình nắm bắt diễn biến giá cả thị trường sau Tết tại chợ Phương Lâm.

(HBĐT) - Kể từ ngày 21/2 (mồng 3 Tết) trở đi, gần như tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh đã lác đác hoạt động. Hàng hóa cung cấp chủ yếu là thực phẩm tươi sống, rau xanh, các loại hoa quả. Từ ngày mồng 6 Tết, khi mọi sinh hoạt của người dân đã bình thường, các chợ đã đi vào nề nếp, tình trạng họp chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tự giải tỏa.

 

Thực phẩm, rau xanh như dự báo sau Tết có xu hướng tăng giá do lúc này nguồn cung chưa nhiều, nhu cầu tiêu dùng của người dân khá lớn, tập trung vào các loại thực phẩm chính như thịt bò, thịt lợn, gà, tôm, cua, cá, rau xanh bao gồm cải, muống, cần… Diễn biến giá cụ thể: thịt bò 280.000 đồng/kg, lợn 90.000 – 120.000 đồng/kg tùy loại, gà 150.000 đồng/kg, các loại rau xanh bán dao động 5.000 – 7.000 đồng/bó. Chị Phạm Thị Hương, một tiểu thương chuyên mặt hàng thực phẩm tươi sống ở chợ Thái Bình cho biết: Ra ngoài Tết, phần đông người dân chuyển sang ăn lẩu. Trong lúc này, không phải hộ kinh doanh nào cũng buôn bán trở lại ngay, có hộ chờ qua ngày rằm nên nguồn cung cấp có phần khan hiếm tác động đến việc giá cả có sự nhích lên so với dịp trước Tết.   

 

Dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi nền nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức trên 22oC. Nắng, nóng cũng là một trong những nguyên nhân người dân ít dự trữ đồ ăn, thức uống hơn, nhu cầu về thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả ngoài thị trường vì thế tăng cao so với cùng thời điểm sau Tết các năm trước. Rau xanh tại các chợ có sự điều tiết giá đáng kể nhờ việc bà con nông dân cung ứng sản phẩm tự trồng với giá cả thấp hơn từ 1.000 – 2.000 đồng/bó. Các bà nội trợ trong dịp này thường tìm đến điểm tập trung có đông bà con nông dân buôn bán để mua rau xanh chất lượng tươi, ngon, giá rẻ.   

 

Đồng chí Lê Thế Bùi – Đội trưởng Đội QLTT số 1, thành phố Hòa Bình cho biết: Nhằm kiểm soát chặt diễn biến giá cả, tình hình thị trường hàng hóa sau Tết, toàn Đội đã triển khai lực lượng theo dõi, nắm bắt thông tin, rà soát tại các chợ. Qua đó kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, ngăn chặn một số trường hợp lợi dụng thời điểm khan hàng để tăng giá bán bất hợp lý, tăng giá tùy tiện. Cùng thời gian này, lực lượng QLTT các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào địa bàn các chợ khu vực thị trấn, các chợ họp theo phiên nhằm cập nhật, theo dõi diễn biến, phát hiện các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa gây bất ổn thị trường.

 

Theo quan sát của chúng tôi, từ ngày 24/2 (tức mồng 6 Tết) cũng là thời điểm thích hợp để các tiểu thương đồng loạt mở hàng dịp đầu năm mới. Bên cạnh không khí mua, bán, trao đổi hàng hóa nhộn nhịp ở các quầy bán thực phẩm, rau xanh, các ki ốt kinh doanh hàng tạp hóa, bánh kẹo, vải vóc, đồ gia dụng, hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu thời trang, điện tử, điện lạnh… cũng chọn mồng 6 là ngày đẹp để mở hàng dịp năm mới với hy vọng ngày kinh doanh khởi đầu thuận lợi. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng đang được tiếp tục tăng cường, góp phần điều chỉnh giá cả, đảm bảo lưu thông, ổn định thị trường hàng hóa sau Tết.

                                                              

 

                                                             Bùi Minh

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục