Mô hình phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của chị Dương Thị Bin (xã Yên Nghiệp) đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho gần 200 phụ nữ trên địa bàn.

Mô hình phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của chị Dương Thị Bin (xã Yên Nghiệp) đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho gần 200 phụ nữ trên địa bàn.

(HBĐT) - Công ty TNHH MTV Lục Nghiệp Thành do chị Dương Thị Bin (xóm Lục 2, xã Yên Nghiệp) làm giám đốc thường xuyên giải quyết việc làm cho gần 200 lao động nữ trên địa bàn với thu nhập từ 1,5 - 3 triệu đồng /người/tháng (tùy theo làm thường xuyên hay tranh thủ lúc nhàn rỗi). Qua đó đã góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ gần 54% (năm 2010) xuống còn 23% (năm 2014) và điều quan trọng hơn cả là giúp chị em phát triển kinh tế thoát nghèo, chấm dứt hiện tượng chị em trên địa bàn bỏ quê hương đi làm ăn xa.

 

Chị Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Lạc Sơn phấn khởi chia sẻ: Hiện nay, toàn huyện đã xây dựng và duy trì được 75 mô hình phát triển kinh tế gia đình với sự tham gia của hơn 2.250 hội viên. Điển hình như mô hình phát triển nghề dệt thổ cẩm của chị Dương Thị Bin (xã Yên Nghiệp), nuôi lợn thịt của chị Nguyễn Thị Kiều (phố Đoàn Kết, thị trấn Vụ Bản), mây - giang đan của chị Quách Thị Dung (xóm Bui, xã Nhân Nghĩa)... Toàn huyện cũng thành lập được 51 nhóm sở thích như: nuôi ếch, lợn nái, trâu, bò, dệt thổ cẩm... Các mô hình phát triển kinh tế và nhóm sở thích đã phát huy hiệu quả lớn, thiết thực giúp chị em trên địa bàn huyện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

Thiếu vốn là khó khăn lớn nhất đặt ra đối với việc phát triển kinh tế của chị em phụ nữ huyện Lạc Sơn. Do đó, Hội LHPN huyện đã tín chấp với Ngân hàng CSXH để 5.520 hội viên thuộc 129 tổ vay vốn phát triển kinh tế với dư nợ hiện tại trên 65 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội LHPN huyện đã phối hợp với một số dự án đầu tư cho 1.000 hội viên vay trên 2 tỷ đồng để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt. Một hình thức huy động vốn cũng đã được Hội LHPN thực hiện hiệu quả là triển khai đến 100% hội viên về thực hành tiết kiệm, mức đóng tiết kiệm tối thiểu 5.000 đồng /người/ tháng và duy trì thường xuyên các hoạt động tiết kiệm tại chi, tổ hội. Đến nay, toàn huyện đã có 294 tổ tiết kiệm có 8.003 thành viên tham gia với số vốn huy động gần 2, 6 tỷ đồng cho hơn 2.600 hội viên vay vốn và duy trì 191 tồ, hội, phường với số tiền huy động được gần 1, 7 tỷ đồng.

 

Giải quyết được nút thắt về vốn, Hội LHPN huyện đã có nhiều cách làm sáng tạo để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, trong đó, chú trọng tập huấn, nâng cao tay nghề, trình độ và kiến thức cho chị em. Trong năm 2014, Hội LHPN huyện đã mở được 12 lớp dạy nghề... cho 460 học viên. Sau học nghề, 70% chị em đã được tạo việc làm với thu nhập ổn định. Hội cũng đã mở được 153 lớp chuyển giao KH -KT, kiến thức hoạch toán kinh tế hộ gia đình, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... cho hơn 13.000 lượt hội viên. Thiết thực giúp đỡ phụ nữ nghèo đã có 210 hộ hội viên phụ nữ đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 5.200 con gà giống, 3.000 con ngan lai và 8 tấn thức ăn gia súc.

 

Chia sẻ về những việc làm thiết thực giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết thêm: Các cấp hội đã tích cực, nhiệt tình ủng hộ xây dựng mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo và tặng học bổng cho học sinh nữ nghèo vượt khó, học giỏi. Cụ thể, đã vận động được gần 600 triệu đồng để sửa chữa, xây dựng 23 nhà mái ấm tình thương (vượt 18 nhà so với chỉ tiêu đề ra) và hỗ trợ 35 em học sinh nghèo vượt khó. Riêng năm 2014, chị em toàn huyện đã giúp đỡ được 943 hộ hội viên thoát nghèo, hỗ trợ tiền và ngày công trên 1 tỷ đồng. Nhờ vậy, tỷ lệ hội viên thuộc diện hộ nghèo đã giảm rõ rệt, đời sống của chị em và gia đình từng bước được cải thiện.

 

                                                                           Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục