Người dân xã Dũng Phong chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Gia đình Bí thư chi bộ xóm Bãi Bệ 1 Bùi Văn Khuyến trồng 48 cây bưởi Diễn, năm 2014 cho thu 200 triệu đồng.

Người dân xã Dũng Phong chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Gia đình Bí thư chi bộ xóm Bãi Bệ 1 Bùi Văn Khuyến trồng 48 cây bưởi Diễn, năm 2014 cho thu 200 triệu đồng.

Bài 2: Dân biết, dân bàn, dân làm và hưởng lợi (Tiếp theo kỳ trước và hết)

 

Thực hiện nghiêm túc và phát huy quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM là cách làm hiệu quả được chứng minh qua thực tế hơn 4 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở xã Dũng Phong, đem lại sức bật mới trong diện mạo về hạ tầng, sản xuất, đời sống và thu nhập của nhân dân.

Phát huy quy chế dân chủ cơ sở  

Đến với xã Dũng Phong có cảm giác như phố trong làng vậy. Đường làng, ngõ xóm rộng thênh thang, sạch sẽ, cổng làng uy nghi, đêm về có điện sáng trưng, thôn xóm bình yên, bà con thuận hòa, ANTT bảo đảm. Tất cả là do người dân góp công sức làm NTM.  Đồng chí bí thư chi bộ thôn Bãi Bệ 1 Bùi Văn Khuyến cho biết: Trước thì đường làng là đường đất, ngõ xóm cỏn con, chỉ vừa xe cải tiến đi lại. Hiện nay, đường giao thông trong thôn 100% được bê tông hóa, đường lớn rộng 5 m, đường xóm rộng hơn 3 m, đường nội đồng được cấp phối rộng hơn 3 m, ô tô chạy quanh làng và ra tận ruộng. Nghĩa trang, nhà ở dân cư, vệ sinh môi trường được quy hoạch gọn gàng. NTM đã lan tỏa vào đời sống từng gia đình, trở thành phong trào thi đua của các tổ chức chính trị xóm, bản, KDC. Ngày hội thi đua góp công, góp sức, hiến đất làm giao thông thủy lợi diễn ra ở tất cả 8 xóm, Bãi Bệ 1, Bãi Bệ 2, Xương Đầu, Đồng Trong, Đồng Ngoài... Bây giờ chỉ cần phát động phong trào làm giao thông thủy lợi, người dân đồng lòng hưởng ứng.  

Xây dựng NTM ở Dũng Phong tại sao có sự thành công và đồng thuận đến vậy? Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm dân biết, dân làm, dân kiểm tra là giải pháp căn bản và thu được hiệu quả cao trong huy động sức dân xây dựng NTM. Đồng chí Bùi Văn Sắng, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Người dân được họp bàn, công khai các chủ trương, chính sách, quy hoạch NTM, quy hoạch đường làng, ngõ xóm; KDC, nghĩa trang được  công khai mức đóng góp, huy động tiền, ngày công lao động, công khai tài sản, hoa màu phải di dời để làm hạ tầng, mức đóng góp xây dựng cổng làng, công trình văn hóa. Người dân được tham gia bàn bạc các tiêu chí phải phấn đấu, dễ trước, khó  sau, công trình nào cần ưu tiên đầu tư. Thực hiện quy chế dân chủ đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong xây dựng NTM. Việc huy động sức dân làm hạ tầng không gặp nhiều khó khăn chính vì xã đã lấy ý kiến nhân dân thực hiện huy động sức dân có lộ trình, hợp tình, hợp lý, giải phóng mặt bằng vào thời gian người dân đã thu hoạch mía, hoa màu; giải quyết những vấn đề nhạy cảm như di dời mồ mả dựa trên tập quán của người dân hay miễn đóng góp ngày công cho những đối tượng chưa đến hoặc quá độ tuổi lao động... Trên thực tế, các công trình do dân lựa chọn, tham gia và giám sát đầu tư như đường giao thông, kênh mương, cổng làng, công trình văn hóa đều bảo đảm chất lượng và phát huy hiệu quả cao.  

Đồng chí Bùi Văn Khuyến, Bí thư chi bộ xóm Bãi Bệ 1 cho biết thêm: Hầu hết người già, trẻ nhỏ, ai cũng muốn đóng góp sức mình cho nông thôn. Người già đóng góp bằng việc vận động con cháu, có điểu kiện góp tiền, công sức. Mỗi khi cắm mốc, giải phóng tuyến đường, giải phóng mặt bằng, người dân đều tự nguyện hưởng ứng. Hạ tầng được đầu tư tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân. Chi phí đầu tư cho sản xuất giảm đáng kể. Việc trồng mía của bà con rất thuận lợi, phân bón, giống mía tập kết tại bờ ruộng, xe ra tận ruộng chở hàng, giảm cước từ 7.000 - 8000 đồng/vác mía. Dân ra đường không phải đi ủng trời mưa, trẻ em không còn cảnh lấm lem tới trường. ô tô vào tận cổng nhà. Bà con có nơi sinh hoạt vui chơi khang trang... Đó là những lợi ích cụ thể NTM mang lại khi người dân là chủ thể.   

Chuyển diện tích kém hiệu quả sang trồng mía, cây có múi  

Dũng Phong- thủ phủ Mường Thàng, không xa trung tâm huyện. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 1070 ha, trong đó, đất nông nghiệp 714,6 ha, đất phi nông nghiệp 196,7 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 159,4 ha. Dũng Phong tận dụng và khai thác hiệu quả lợi thế nằm trong quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa của huyện, chuyển đổi mạnh diện tích đất kém hiệu quả sang trồng mía, cây có múi đem lại hiểu quả trong giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập người dân, một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong xây dựng NTM.  

Dũng Phong đã thực hiện cuộc cách mạng về tư duy, cũng như cách làm trong sản xuất, chuyển đổi diện tích đất lúa gắn bó bao đời sang trồng các loại cây lợi thế, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Xóm Bãi Bệ 1 có tổng diện tích cấy trồng khoảng 60 ha, trước đây 1/2 diện tích này là lúa. Giờ đã chuyển hết 10 ha ruộng 1 vụ và 20 ha ruộng 2 vụ sang trồng mía, cây có múi đem lại của ăn, của để cho nông dân.  

Gia đình bí thư chi bộ xóm Bãi Bệ 1 Bùi Văn Khuyến có 5000 m2 mía, 2000 m đất vườn trồng bưởi đem lại nguồn thu ổn định. Mỗi vụ mía, ông thu 130 triệu đồng, trừ chi phí còn để ra cả trăm triệu đồng. Năm vừa rồi, 48 cây bưởi của gia đình ông cho thu tới 200 triệu đồng. Ông Khuyến nói vui, trồng lúa chẳng bao giờ giàu. Tính diện tích 300 m2 trồng mía hàng năm thu tới 9 triệu đồng, tương đương 1 tấn thóc. Mấy năm nay, cả xóm đã phát triển được 10 ha bưởi Diễn. Người dân bắt đầu thu bưởi. Gia đình Bí thư Đảng ủy xã, Bùi Mộng Lân có 70 cây thu gần 160 triệu đồng, Gia đình Chủ tịch Hội Nông dân xã, Bùi Văn Xuân thu cỡ 200 triệu đồng từ trồng bưởi diễn, chưa kể mía Xóm Bãi Bệ 1 có 162 hộ, thu nhập bình quân 27 triệu đồng/người, chỉ còn 5 hộ nghèo.  

Đồng chí Bùi Văn Sắng, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong cho biết: Đất Dũng Phong đã là vàng thực sự. Dân Dũng Phong có thể làm giàu từ nông nghiệp. Xã chuyển đổi mạnh mẽ cây trồng. Đến nay xã đã cơ bản chuyển diện tích đất cấy lúa 2 vụ từ 85 ha xuống còn 15 ha, diện tích mía 343 ha, cây có múi 120 ha. Dũng Phong đang làm giàu từ mía và cây có múi kết hợp với chăn nuôi. Tới đây, xã chỉ đạo khai thác tốt quỹ đất để đưa cây mía, cam, bưởi vào sản xuất. Cùng với đó, xã phát triển khá mạnh các ngành nghề TTCN, dịch vụ, xay xát, dệt thổ cẩm, trồng nấm rơm. 2 HTX trên địa bàn xã đều hoạt động tốt. là điều kiện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã từ 14 triệu đồng (năm 2010), nâng lên 24 triệu đồng, hộ nghèo giảm từ 13,5% xuống còn 6,6% (năm 2014).  

Đồng chí Chủ tịch UBND xã Dũng Phong Bùi Văn Sắng cho rằng: xây dựng NTM là quá trình kiên trì, phải phấn đấu liên tục của cả hệ thống chính trị. Dũng Phong vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn để hoàn thiện và duy trì các tiêu chí đã đạt được. Thuận lợi lớn là mọi việc đã đi vào guồng quay ổn định. Cán bộ, nhân dân đều có nhận thức thấu đáo, NTM là người dân không rỗi việc, hăng say lao động, sản xuất, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, là không còn đói nghèo, trẻ em học hành trong trường lớp mới, nhà cửa khang trang, sạch đẹp, là cán bộ nhiệt huyết và gần gũi với dân.

 

                                                                                         P.V

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục