Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày để gieo cấy lúa mùa trà sớm tại hạ lưu đập thủy điện sông Đà.

Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày để gieo cấy lúa mùa trà sớm tại hạ lưu đập thủy điện sông Đà.

(HBĐT) - Vụ mùa, hè - thu là vụ sản xuất có diện tích gieo trồng lớn nhất, ảnh hưởng lớn đến tổng diện tích, sản lượng cây trồng và tổng giá trị sản xuất cả năm. Xác định rõ điều đó, các địa phương đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, trong đó, hai nội dung được chú trọng hàng đầu là đảm bảo thời vụ, cơ cấu giống.

 

Năm nay, do diện tích lúa chiêm - xuân tập trung chủ yếu trên trà xuân muộn, đồng thời nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 10C nên thời gian thu hoạch lúa chiêm - xuân sớm hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 7 ngày. Chính vì vậy, đến thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn tất thu hoạch vụ chiêm - xuân, tập trung làm đất và gieo mạ, sẵn sàng gieo trồng các loại cây vụ mùa, hè - thu đảm bảo đúng khung thời vụ. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, trà lúa mùa sớm năm nay sẽ chiếm khoảng 15-20% tổng diện tích gieo cấy; thời gian gieo mạ vào khoảng 25/5 - 5/6, tuổi mạ 12 - 15 ngày  (mạ nền), 18 - 20 ngày (mạ dược); thời gian cấy xong trước 25/6. Trà lúa mùa chính vụ chiếm khoảng 80-85% tổng diện tích; thời gian gieo mạ vào khoảng 10/6 - 5/7, tuổi mạ 12 - 15 ngày (mạ nền), 18 - 20 ngày (mạ dược); thời gian cấy xong từ 5 - 31/7, cấy tập trung từ ngày 10 - 20/7. Căn cứ đặc điểm thời gian sinh trưởng của từng giống bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp để lúa trỗ vào thời kỳ an toàn, cho năng suất cao. Tại các khu vực sản xuất cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa sẽ ưu tiên cấy trà mùa sớm hoặc những giống có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 115 ngày) để thu hoạch trước 25/9/2015.

 

Bước vào sản xuất vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương tập trung làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy trong khung thời vụ tốt. Thống kê đến thời điểm này, toàn tỉnh đã làm đất được khoảng 6.000 ha, gieo được khoảng 1.200 tấn mạ, tập trung nhiều nhất tại địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn... Dự kiến, toàn tỉnh sẽ gieo trồng khoảng 44,2 nghìn ha cây hàng năm, trong đó, cây lương thực có hạt 37,4 nghìn ha, sản lượng phấn đấu đạt 18 vạn tấn. Các loại cây màu chủ lực trong vụ tiếp tục được xác định là khoai lang, đậu tương, lạc, rau, củ quả các loại.

 

Cũng như mọi năm, lúa và ngô là hai cây trồng chủ lực trong vụ với diện tích lúa mùa dự kiến đạt khoảng 23,6 nghìn ha, năng suất bình quân phấn đấu đạt 52 tạ /ha; diện tích ngô hè - thu dự kiến đạt khoảng 13,76 nghìn ha, năng suất 42 tạ /ha. Về cơ cấu giống lúa mùa, Sở NN &PTNT cho biết: Căn cứ khả năng thâm canh và điều kiện sinh thái của mỗi vùng để lựa chọn bộ giống phù hợp. Không nên tập trung quá lớn vào một giống lúa mà mỗi vùng nên lựa chọn 2-3 giống chủ lực trong cơ cấu giống. Mở rộng diện tích các giống lúa năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng hai mục tiêu là đảm bảo ổn định an ninh lượng thực và sản xuất hàng hóa. Cụ thể, nên sử dụng các giống lúa thuần nguyên chủng, giống xác nhận 1, giống xác nhận 2: MĐ1, BC15, thiên ưu 8, BG6, TBR36, bắc thơm số 7, hương thơm số 1, thơm RVT, ĐS1, VS1, các giống nếp N97, N87, ĐN20, nếp địa phương... Các giống lúa lai nên ưu tiên sử dụng: nhị ưu 838, LS1, Việt lai 24, bác ưu 903KBL, TH3-3, TH3-4, th3-5, gs9, Nghi hương 2308, SYN6... Lưu ý tại những khu vực, cánh đồng thường xuất hiện bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, không nên cấy những giống mẫn cảm với bệnh như Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4... Có thể thay thế bằng các gống lúa mới, có khả năng chống chịu bệnh bạc lá khá cao như MĐ1, Việt lai 24, bác ưu 903 KBL, nhị ưu 69... Vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình chịu ảnh hưởng của xả lũ sông Đà nên dùng các giống cảm quang như bao thai hoặc những giống thuộc nhóm cực ngắn ngày như MĐ1, P6ĐB, PC6, CN2 để gieo mạ dự phòng từ 15-25/7. 

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN &PTNT lưu ý thêm: Cùng với đảm bảo tốt thời vụ và cơ cấu giống đã được ngành chức năng khuyến cáo, các địa phương cần bám sát định hướng mở rộng diện tích gieo trồng, thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng, kiên quyết không để đất trống trong toàn vụ sản xuất. Đây là vụ sản xuất phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh, chính vì vậy cần chú trọng công tác thủy lợi, phòng - chống lụt bão và BVTV để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục