Nhà thầu vừa triển khai thi công, vừa đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại tại dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường 433.

Nhà thầu vừa triển khai thi công, vừa đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại tại dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường 433.

(HBĐT) - Trục đường tỉnh lộ 433 đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng, các lực lượng thi công của nhà thầu tập trung nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện qua lại, an toàn lao động cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động được trú trọng quan tâm.

 

Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 433 tổng chiều dài được cải tạo nâng cấp là 18,9 Km. Tổng mức đầu tư là 988 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp trên 691 tỷ đồng. Dự án được triển khai thi công từ tháng 12/2012, thời gian thực hiện trong khoảng 48 tháng.

 

Theo anh Phạm Quang Hưng, Cán bộ Ban quản lý các dự án công trình giao thông – Sở GT_VT tỉnh, đây là tuyến đường độc đạo, khối lượng đào nền đường, cắt cua, mở mới, đào cao nên khối lượng đất đá thải rất lớn. Chính vì vậy, vừa đẩy nhanh thi công vừa phải đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện qua lại là một trong những nhiệm vụ chủ đầu tư, nhà thầu trú trọng quan tâm.

 

Thực tế tại một vài điểm nhà thầu đang thi công, tại Km2+00, nhà thầu là Công ty cổ phần xây dựng Sao Vàng đang triển khai thi công phía taluy dương đào đất đồi ở độ cao gần 30 mét. Phía dưới, công nhân lúc nào cũng phải thường trực đảm bảo hướng dẫn người và phương tiện qua lại. Có những thời điểm, trên 12 phương tiện máy móc, thiết bị của đơn vị đồng thời thi công vừa xả đất, hạ cốt triển khai lu nèn nền đường...

 

Việc thi công khiến cho đất đá trên cao lở xuống, phía dưới nền đường bên cao, bên thấp gây nguy hiểm cho người, phương tiện qua lại. Trên những đoạn đang thi công, các nhà thầu đã bố trí biển báo, thường xuyên có cán bộ điều hành giao thông, kết hợp với chính quyền địa phương đảm bảo giao thông trên tuyến.

 

Bên cạnh đó, trong quá trình các nhà thầu thi công trên toàn tuyến, các nhà thầu cũng phải di chuyển hệ thống cáp quang, cột điện, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt đảm bảo an sinh cho bà con. Thống kê sơ bộ đến nay, các nhà thầu đã di chuyển được 71 cột điện và 3.380m đường ống nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

 

Anh Theo anh Nguyễn Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng Công ty CP Xây dựng Sao Vàng, cho biết, việc di chuyển đường điện, hệ thống nước... phải đảm bảo trong ngày, thời gian ngắn nhất để đảm bảo cho sinh hoạt của người dân.

 

Trong quá trình thi công, việc các nhà thầu cắt cua, mở rộng tuyến, hạ dốc nếu buộc phải nổ mìn. Để đảm bảo an toàn, các nhà thầu đã bố trí lực lượng cảnh giới, cấm đường theo đúng quy định đề ra. Thường việc cấm đường mỗi ngày khoảng 3 lần, sáng từ 8h-9h; trưa từ 13h đến 14h, chiều từ 18h đến 19h.

 

Khi thời tiết nắng nóng, oi bức, thi công khiến cho đường xá nhiều gây ra bụi. Các đơn vị đã huy động xe chưa nước hút từ dưới suối phun lên mặt đường thường xuyên đảm bảo cho việc qua lại người dân cũng như nhà dân bên cạnh tuyến đường.

 

Trong thời kỳ mưa bão, đường đang thi công nền đường dẽ trơn trượt. Mặt khác, độ dốc taluy dương đồi núi cao, nhiều đoạn chưa được gia cố bê tông cốt thép rất dễ dẫn đến sạt lở. Phía taluy âm dọc tuyến nhiều chỗ là suối sâu, mưa lũ về nước chảy siết cũng dễ dẫn đến sạt lở nền đường.

 

Tại các vị trí xung yếu, các đơn vị đảm bảo sẵn sàng máy móc trang thiết bị, con người cảnh báo và tập trung nhân lực đẩy nhanh thi công không kể ngày đêm đảm bảo giao thông trở lại trong thời gian nhanh nhất.

 

Theo BQL các dự án CTGT, trong quá trình thi công, đơn vị đã chỉ đạo các nhà thầu đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên tuyến, nhất là trong thời gian mưa bão. Nhân viên khi làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn trên tuyến phải có đầy đủ cờ, phù hiệu thống nhất như điều lệ báo hiệu đường bộ đã quy định. Ngoài ra, mũ bảo hộ lao động, quần áo, giầy an toàn phải được phát theo định kỳ, kịp thời cho anh em công nhân.

 

 

                                                                              Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục