HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn (Tân Lạc) duy trì dạy nghề thường xuyên cho người lao động, thu hút trên 100 xã viên.

HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn (Tân Lạc) duy trì dạy nghề thường xuyên cho người lao động, thu hút trên 100 xã viên.

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2010-2014), toàn tỉnh đã tổ chức được 627 lớp dạy nghề theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho 17.957 người, trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp 10.016 người, nghề nông nghiệp 7.941 người. Dạy nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 có 14.011 người với nguồn kinh phí T.Ư 17.590 triệu đồng, 3.946 người được đào tạo thông qua nguồn kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí khác. Công tác đào tạo nghề đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi cơ cấu LĐNT. Tuy nhiên, từ kết quả thực hiện cũng cho thấy những “nút thắt” cần được tháo gỡ nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động.

 

Đồng chí Triệu Thị Hằng, Phó Trưởng phòng Quản lý dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT, nhất là đào tạo nghề theo Đề án 1956 thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Đề án đào tạo theo nhu cầu, xác định được các ngành, nghề có đầu ra mới tổ chức đào tạo nên số lao động sau khi học nghề theo Đề án 1956 tìm kiếm được việc làm chiếm khoảng 80%. Riêng đối với các nghề nông nghiệp 100% có việc làm, nghề hàn, may công nghiệp 90% có việc làm.

 

Với phương châm dạy những nghề người lao động cần, đề án tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người dân, hướng dẫn chọn các ngành nghề phù hợp gắn với đời sống, đảm bảo học xong có việc làm như hộ gia đình có ao học nghề nuôi thuỷ sản, gia đình có vườn cây học nghề trồng trọt, trồng cây có múi, người biết dệt thổ cẩm học nghề dệt thổ cẩm... Ngoài ra, các doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề cũng tạo hiệu quả do doanh nghiệp trực tiếp SX-KD theo đơn đặt hàng nên xác định được đầu ra để tổ chức đào tạo nghề sát thực tế.

 

Theo báo cáo sơ kết 5 năm (2010 - 2014) thực hiện Đề án 1956 của BCĐ tỉnh đánh giá: Công tác đào tạo nghề cũng tồn tại những bất cập, hạn chế. Việc đào tạo nghề có hiệu quả chủ yếu là nghề làm trong lúc nông nhàn chưa chuyển đổi hẳn thành nghề làm thường xuyên. Một số ngành nghề đào tạo chưa thu hút được người học hoặc lao động tham gia học nghề nhưng khó áp dụng được vào thực tiễn, không duy trì nghề được lâu dài. Đơn cử như các nghề phi nông nghiệp trình độ cao như quản trị mạng máy tính, hướng dẫn du lịch... khó tìm việc làm. Nghề nề, mộc khó phát huy trong thực tế. Nghề công nghệ ô tô đòi hỏi kỹ thuật cao, việc làm cho thu nhập khá nhưng lao động học hạn chế, mỗi lớp chỉ từ 10 -15 học viên. Nghề sửa chữa máy nông nghiệp không đào tạo được nhiều bởi chủ yếu là sửa chữa máy gia đình, một xóm chỉ cần 1- 2 người đi học về có thể sửa chữa máy cho hàng xóm... Đối với học nghề theo Đề án 1956, nhu cầu học nghề nhiều nhưng nguồn vốn ít, vẫn trông chờ T.Ư là chính, mỗi năm, kinh phí cấp khoảng 4- 5 tỉ đồng, các huyện mỗi năm được cấp 100 - 200 triệu đồng cho hoạt động dạy nghề không đáp ứng yêu cầu.

 

Một nút thắt khác cũng được báo cáo thực hiện Đề án 1956 tỉnh đánh giá là các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề (cơ sở vật chất, phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên...) còn nhiều hạn chế. Chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường lao động. Đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đảm bảo cơ cấu, chủng loại, giáo viên lý thuyết và thực hành chưa đồng bộ, thiếu giáo viên dạy nghề theo phương pháp tích hợp, kinh nghiệm thực tế sản xuất, kỹ năng nghề còn hạn chế. Chương trình dạy nghề thiếu sát thực với yêu cầu của thị trường lao động, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của người học nghề. Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho LĐNT dẫn đến thiếu sâu sát trong tuyên truyền, vận động, chưa có biện pháp chỉ đạo tích cực trong khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện...

 

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn tiếp theo, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh đề ra các giải pháp, trong đó tập trung công tác tuyên truyền, tư vấn về pháp luật dạy nghề. Đổi mới chương trình, phương pháp dạy nghề, phối hợp với các doanh nghiệp về nhu cầu lao động triển khai đào tạo nghề đáp ứng thị trường lao động, giải quyết việc làm cho LĐNT có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tự học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ... Phấn đấu trong giai đoạn 2016-2020 dạy nghề cho 45 nghìn LĐNT (25 nghìn người học nghề nông nghiệp, 20 nghìn người học nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%). Dạy nghề cho 1.000 người khuyết tật. Tập huấn phổ biến pháp luật dạy nghề cho khoảng 2.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên và người dạy nghề. Đào tạo, bồi dưỡng 6.000 lượt CB-CC xã.

 

 

 

 

                                                                             Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục