Nông dân phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) lựa chọn các giống lúa ngắn ngày để gieo cấy, đảm bảo kịp thu hoạch trước lũ tiểu mãn.

Nông dân phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) lựa chọn các giống lúa ngắn ngày để gieo cấy, đảm bảo kịp thu hoạch trước lũ tiểu mãn.

(HBĐT) - Triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2016, đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương làm đất và bắt đầu gieo mạ để sẵn sàng xuống giống đúng khung thời vụ. Theo khuyến cáo của Sở NN &PTNT, các địa phương căn cứ khả năng thâm canh và điều kiện sinh thái của mỗi vùng để lựa chọn bộ giống lúa phù hợp, đảm bảo cơ cấu giống lúa hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Các giống lúa thuần được khuyến cáo sử dụng trong vụ chiêm - xuân năm nay gồm: Các giống tẻ như Thiên ưu 8, MĐ1, TBR45, TBR36, TBR225, BC15, Khang Dân đột biến... Các giống chất lượng cao như Bắc thơm số 7, thơm RVT, ĐS1, VS1... Các giống nếp như N97, N87, ĐN20, nếp địa phương... Các giống lúa lai được khuyến cáo ưu tiên sử dụng gồm: Việt lai 24, Việt lai 20, LS1, bồi tạp sơn thanh, TH3-3, TH3-4, TH3-5, Nhị ưu 838, GS9, Thục hưng 6, Syn6, Vân quang 14... Lưu ý những nơi thường nhiễm rầy nặng hạn chế dùng những giống mẫn cảm như  Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4... Những khu vực thường xuyên nhiễm đạo ôn cần hạn chế cấy các giống lúa mẫn cảm với bệnh như BC15, CR203...

 

Về cơ cấu các trà lúa, trà chiêm - xuân nên sử dụng các giống Xi23, Xi21, Đài bắc 8, ĐS1... Trà xuân chính vụ nên sử dụng các giống: Syn6, Khang dân 18, Q5, nếp 97, Nhị ưu 838, GS9, Thục hưng 6, VS1, GL105... Trà xuân muộn nên sử dụng các giống Thiên ưu 8, MĐ1, TBR45, TBR225, BC15, Thơm RVT, Bắc thơm 7, Khang dân đột biến, Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4, TH3-5...

 

Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng giống lúa trong 3 năm gần đây (2013  -2015) của Chi cục BVTV: Bộ giống lúa sử dụng trong sản xuất ở tỉnh ta khá phong phú nhưng có xu hướng giảm so với những năm trước. Cụ thể, năm 2011 có 83 giống lúa, năm 2014 có 77 giống và năm 2015 có 64 giống, nếu so sánh với con số 117 giống lúa tại thời điểm năm 2010 thì số lượng này đã giảm đáng kể qua từng năm. Về tỷ lệ sử dụng và cơ cấu giống lúa, theo Chi cục BVTV: Trong các nhóm giống, nhóm giống lúa lai chiếm khoảng 30%, nhóm giống lúa nếp khoảng 6% và có xu hướng tăng lên, còn lại các giống lúa tẻ thuần chiếm khoảng 64% tổng diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Trong nhóm giống lúa lai, giống lúa Nhị ưu 838 chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,45% diện tích cấy lúa lai và 12,69% tổng diện tích gieo cấy (năm 2015). Đối với nhóm giống lúa thuần, giống BC15 tuy diện tích có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 29,29% diện tích cấy lúa thuần và chiếm 19,9% tổng diện tích gieo cấy năm 2015. Trong nhóm giống lúa nếp, giống N97 (nếp 97) chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,42% diện tích cấy lúa nếp và chiếm 2,19% tổng diện tích gieo cấy năm 2015. Tính chung toàn bộ các giống lúa thì 10 giống chủ lực đã chiếm gần 75% tổng diện tích gieo cấy. Có những giống như Thiên ưu 8, TBR225 tuy mới đưa vào sản xuất đại trà nhưng đã chiếm tỷ lệ khá cao do tính thích ứng rộng và chất lượng khá. Dự báo tỷ lệ sử dụng các giống này sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

 

Đáng ghi nhận là năng suất lúa của tỉnh những năm gần đây luôn ở nhóm đầu trong các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đặc biệt, năng suất lúa vụ chiêm - xuân ổn định ở mức khá cao, đạt trên 55 tạ /ha. Nhờ đó, sản lượng thóc của tỉnh luôn đạt trên 20 vạn tấn /năm, bình quân sản lượng thóc đạt trên 230 kg /người/năm. Với sản lượng như vậy đã cơ bản đáp ứng an ninh lương thực  trong tỉnh.

 

Thực tế cho thấy, việc giữ đa dạng bộ giống lúa có vai trò quan trọng trong việc giữ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, nếu khâu tổ chức sản xuất không tốt sẽ dẫn đến tình trạng có quá nhiều giống trên cùng một địa bàn, một cánh đồng. Đây là điều cản trở để áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, tại những khu vực lúa trọng điểm, trên mỗi cánh đồng chỉ nên bố trí 2-3 giống chủ lực. Những giống này cần có thời gian sinh trưởng tương đương nhau để thuận lợi cho canh tác, cơ giới hóa và chỉ đạo phòng trừ dịch hại. Chính vì vậy, chỉ đạo sản xuất vụ chiêm - xuân năm nay, Sở NN &PTNT tiếp tục khuyến cáo các địa phương cần căn cứ khả năng thâm canh và điều kiện sinh thái của mỗi vùng để lựa chọn bộ giống lúa thích hợp. Mỗi xã nên lựa chọn 2-3 giống chủ lực trên những chân ruộng chính. Căn cứ đặc điểm sinh trưởng của từng giống bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp để lúa trỗ vào thời kỳ an toàn và cho năng suất cao. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả sản xuất.

 

                                                          Thu Trang

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục