Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành dự án Đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình vào năm 2016.

Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành dự án Đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình vào năm 2016.

(HBĐT) - Cận Tết Nguyên đán, chúng tôi có dịp cùng đoàn cán bộ Sở GTVT đi khảo sát các tuyến đường giao thông trong tỉnh. Trải qua cung đường đang cải tạo, nâng cấp gập gềnh đôi chút, xe bon bon trên tuyến đường 433 đến các xã vùng cao huyện Đà Bắc. Đường uốn lượn trong trùng điệp vùng cao.

 

Không khí trong lành. Hơi xuân, hương tết đã rộn ràng. Hương sắc núi rừng xuân sớm tràn ngập không gian. Vùng cao như có sức sống mới. Xuân gõ cửa từng nhà. Những cành đạo phai mang hương sắc núi rừng vùng cao mang về trang hoàng nhà cửa đầy ắp tiếng cười vui hạnh phúc. Vượt qua các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn trên cung đường, đoàn dừng lại nghỉ chân, vãn cảnh tại địa phận xã Đồng Nghê - một trong những xã tận cùng huyện vùng cao Đà Bắc, cách xa trung tâm huyện gần 90 km đường đèo núi. Anh Trần Hữu Kim, Trưởng phòng Kế hoạch- Sở GT-VT tâm sự: Đường giao thông ngày càng vươn tới xua đi khó khăn, cách trở, giảm bớt lo toan cho các vùng quê. Biết bao kỷ niệm giao thông ùa về. Sau nhiều năm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, tu sửa, con đường 433 độc đạo, nối các xã vùng cao Đà Bắc với trung tâm tỉnh lỵ thực sự là một cuộc  cách mạng đối với phát triển của vùng cao Đà Bắc. Chỉ cách đây mươi năm thôi, đến các xã vùng cao là cả một hành trình đầy gian nan. Đến được Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Đồng Nghê, Suối Nánh; các xã vùng cao Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Miền Đồi, Phúc Tuy, Tuân Đạo ( Lạc Sơn); Ngổ Luông, Quyết, Chiến, Nam Sơn, Bắc Sơn ( Tân Lạc), Ba Khan, Cun Pheo, Bao La, Piềng Vế, Pù Bin, Noong Luông ( Mai Châu) nơm nớp nỗi lo đứt đường, ách tắc giao thông. Nếu thuận lợi cũng phải mất cả ngày đường. Làm được cân ngô, củ sắn, ít măng, đánh được con cá mà bán được rất khó. Nông sản hàng hóa của bà con thu rồi ùn ứ chẳng thể vận chuyển. Sinh hoạt, học hành, công tác thường xuyên bị gián đoạn bởi giao thông cách trở. 

Anh Kim kể: Có dịp đi khảo sát đường, gặp người phụ nữ chuyển dạ phải sinh con bên bờ suối Thùng Lùng trong mưa giá rét. Hồi ấy không chỉ có Đà Bắc mà hầu khắp các xã vùng sâu, vùng khó khăn trong tỉnh đều trong tình trạng khó khăn chung. Đường lên vùng cao mùa khô đất, đá ngổn ngang, cố gắng mà đi chẳng mấy chốc tan xe. Mùa mơ cơ man nào cực khổ. Cứ ra đường là lầy lội, trơn trượt, nhiều nơi trở thành nỗi ám ảnh của các bác tài già. Người dân đi xe máy vừa đi bằng lốp, cuốn xích, vừa bằng cả hai chân mà vẫn ngã. Cán bộ, giáo viên đi công tác đều phải nằm lại. Bây giờ nhiều nơi vẫn còn khó khăn và khao khát có đường, nhưng so với trước thì giao thông đã thuận lợi hơn rất nhiều. Đi ô tô thì cực nhàn hạ. Xe máy rong ruổi thảnh thơi. Đi đến tận cùng nơi khó khăn nhất cũng chỉ mất vài tiếng đồng hồ. Một con cá đánh bắt ở Suối Nánh, Đồng Chum, Tân Dân, Tiền Phong đem về thành phố vẫn tươi sống. ô tô có thể ghé tận ruộng nương thu mua nông sản cho bà con. Thế nên đường mở tới đâu, cuộc sống đồng bào bớt phần vất vả. Xóm bản nhiều nhà xây, người dân được tiếp cận các dịch vụ công ích thuận lợi hơn. 

Là tỉnh miền núi, điều kiện địa hình chia cắt, suất đầu cho giao thông lớn, nguồn lực đầu tư cho hạng tầng giao thông còn hạn chế. Thế nhưng, biết bao thế hệ những người làm công tác giao thông ngày ngày nỗ lực tham mưu giúp tỉnh xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển GT-VT, huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ sự nghiệp đổi mới, đẩy lùi đói nghèo lạc hậu, cải thiện diện mạo đời sống đồng bào dân tộc vùng cao, vùng khó khăn, xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở GT-VT từng cho biết: Hàng năm, tỉnh ưu ái dành khoảng 27% nguồn vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách đầu tư cho giao thông. Cùng với đó, nhiều năm trở lại đây, ngành đã tham mưu huy động các nguồn lực hàng tỷ đồng/năm để đầu tư cho hạ tầng giao thông. Các nguồn lực được quản lý và sử dụng hiệu quả, tỉnh đang từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông của tỉnh. Mỗi dự án hoàn thành, mỗi km đường được mở, cây cầu dân sinh được xây dựng đang vươn tới vùng khó khăn đẩy lùi đói nghèo, đường giao thông mở ra những cơ hội mới khai thác lợi thế phát triển không gian đô thị, rút dần khoảng cách với miền xuôi. Các tuyến quốc lộ quan trọng, đường tỉnh trọng yếu đều đã được đầu tư nâng cấp. Đó là các tuyến QL 12 B, QL 21, QL 6, đường 12 B, QL 15, đường Trương Hán Siêu, Trần Quý Cáp,  Thịnh Lang và nhiều tuyến đường trung các huyện; các tuyến giao thông Địch Giáo - Lũng Vân, Thượng Cốc- Phú Lương, Nhân Nghĩa- Tân Lập - Miền Đồi, Phúc Sạn- Ba Khan, Piềng Vế- Cun Pheo, Yên Lập- Yên ThượngNhìn tổng thể có thể thấy diện mạo giao thông có sự thay đổi ngoạn mục. Hạ tầng giao thông có sự phát triển mạnh về quy mô và kết cấu. Tỉnh có trên 6.200 km đường giao thông các loại. Chất lượng mặt đường được nâng lên đáng kể, tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100% đối với quốc lộ; đạt 98,3%, đường tỉnh; đạt 72,2% đối với đường huyện; đạt 51% đường xã, liên xã và đạt 100% đối với đường đô thị.  

Thấy vùng cao đang từng ngày bớt đi lo toan, nhọc nhằn cách trở, thấy niềm vui, hạnh phúc của người dân, thấy sự phát triển hạ tầng giao thông vùng độc lực mở ra cơ hội trong phát triển du lịch, dịch vụ, những người làm công tác giao thông vinh dự và cũng phải trách nhiệm hơn cao trong tham mưu phối hợp thực hiện định hướng phát triển hạ tầng giao thông. Ngành GT-VT đang tham mưu cho tỉnh thực hiện quy hoạch phát triển GT-VT nhằm tạo sự đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông phấn đấu đến năm 2020, xây dựng hệ thống quốc lộ cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp III, một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Tỉnh lộ cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp III. 100% mặt đường quốc lộ, tỉnh lộ được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Đường đôthị cơ bản đạt cấp kỹ thuật theo quy hoạch, mặt đường 100% bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. Đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp V. Đường xã cơ bản đạt cấp VI và 70% mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Tỉnh cũng đang thực hiện chủ trương huy động và ưu tiên nguồn lực tập trung cho các tuyến giao thông trọng điểm theo hướng đồng bộ, hiện đại, xây dựng mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, nâng cao năng lực kết nối, mở đường hướng tới tương lai.

 

                                                                                    Lê Chung  

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục