Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên BCĐ 800 tỉnh kiểm tra thực tế mô hình trồng lạc tại xóm Chiềng, xã Thung?Nai (Cao Phong).

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên BCĐ 800 tỉnh kiểm tra thực tế mô hình trồng lạc tại xóm Chiềng, xã Thung?Nai (Cao Phong).

(HBĐT) - Bức tranh xây dựng NTM của tỉnh năm 2015 có nhiều khởi sắc với 31 xã về đích. Tỉnh được xếp thứ nhất trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc về xây dựng NTM. Để bức tranh đó sống động và đẹp đẽ có phần đóng góp không nhỏ của những người nông dân với vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay và cách làm mới, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

 

Người Bí thư gương mẫu

 

Từ tháng 11/2015, nhà văn hóa xóm 11, xã Sủ Ngòi chính thức đi vào hoạt động, chấm dứt thời kỳ sinh hoạt, hội họp nhờ nhà dân. Với nhiều người ở khu vực thành phố Hòa Bình thì quan niệm tấc đất tấc vàng, sự đóng góp về đất thổ cư cho xây dựng công trình phúc lợi có vẻ rất khó khăn. ông Đỗ Danh Phố, Bí thư chi bộ xóm 11 lại nghĩ khác. ông tâm niệm: Xây dựng xã NTM là cơ hội, ước mơ của nông dân, đồng thời cũng là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư cho nông dân. Đây là cơ hội để nhân dân toàn xã khơi dậy và phát huy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với xóm 11, các tiêu chí NTM đều cơ bản đạt chuẩn, duy chỉ khó khăn ở tiêu chí nhà văn hoá, bởi xóm không có đất nông nghiệp. Để có nhà văn hoá là nơi sinh hoạt cho bà con chỉ bằng cách đổi đất thổ cư. Với suy nghĩ đó, ông Phố đã bàn bạc với  vợ con vận động gia đình đổi đất thổ cư đang ở diện tích 200 m2 trị giá khoảng 600 triệu đồng lấy đất 5% của xã và để lại toàn bộ khuôn viên công trình phụ, đường đi, tiền mặt trị giá khoảng 70 triệu đồng. Được sự đồng thuận của  vợ con, chỉ mất hơn 1 ngày giải phóng mặt bằng, bàn giao đất và sau gần 3 tháng xây dựng, nhà văn hoá khang trang, trị giá 228 triệu đồng đã hoàn thành đi vào sử dụng trong niềm vui mừng, phấn khởi của 54 hộ dân trong xóm. Sự đóng góp của ông Phố trong công cuộc xây dựng NTM được người dân trong xã ghi nhận.

 

       

Nhà văn hóa xóm 11, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) được xây dựng khang trang là nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng của người dân trong xóm

 

Đồng lòng xây dựng Nông thôn mới

 

Dọc hai bên đường về thôn Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) hoa đào bung hoa khoe sắc thắm. Trưởng thôn Bùi Văn Đàn phấn khởi lắm khi thôn Bình Tân  có nhiều khởi sắc, vinh dự là thôn xếp thứ ba được UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015. Đi một vòng quanh thôn, hình ảnh mà chúng tôi bắt gặp nhiều nhất là những tường rào được xây dịch vào vài ba mét, rồi những đồi keo được san xẻ ra để mở rộng, cứng hoá đường giao thông. Nhưng ấn tượng nhất là hình ảnh bãi rác tập trung được xây dựng rộng rãi bởi đất lâm nghiệp của 21 hộ dân trong xóm, trong đó có hộ ông Bùi Văn Long hiến 3.500 m2, hộ ông Bùi Văn Anh hiến 2.500 m2. Trưởng thôn Bùi Văn Đàn cho biết: Nam Thượng là xã được chọn làm điểm xây dựng NTM của huyện Kim Bôi. Xác định đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó nông dân đóng vai trò chủ thể, 5 năm qua, xóm đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân cùng chung tay thực hiện. Xóm có 200 hộ, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM xóm đã có 110 hộ tự nguyện hiến 10.000 m2 đất, trong đó 7.000 m2 đất lâm nghiệp, 1.700 m2 đất thổ cư, 1.300 m2 đất ruộng để xây dựng bãi thu gom rác thải của xã, mở rộng đường giao thông nông thôn. Điều đặc biệt là các hộ dân sau khi được quán triệt về chủ trương xây dựng và mở rộng đường làng, ngõ xóm đều rất ủng hộ và tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi tiền đền bù, bởi họ hiểu làm đường giao thông không chỉ cho mình đi hôm nay mà còn cho con cháu sau này. Những đóng góp của người dân Bình Tân đã góp sức đưa xã Nam Thượng đạt chuẩn NTM năm 2015.

 

Không chỉ Nam Thượng mà đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện Kim Bôi đồng tình hưởng ứng, tự giác tham gia xây dựng NTM. Theo thống kê, có 3.839  hộ dân đã hiến 244.480 m2 đất các loại và đóng góp hơn 90.000 ngày công lao động, tự nguyện dỡ bỏ hàng rào, công trình phụ, cây cối, hoa màu để mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng… Tiêu biểu như hộ ông Bùi Văn Quyết, thôn Nước Ruộng, xã Nam Thượng tự nguyện hiến 149,5 m2 đất thổ cư, 1.600 m2 đất rừng, 9m tường rào, các loại cây ăn quả lâu năm để làm công trình điện và đường giao thông nông thôn; hộ ông Bùi Văn Hoạt, thôn Vố, xã Kim Bôi tự nguyện hiến 7.000 m2 đất thổ cư và đất lâm nghiệp để xây dựng đập Suối Con; hộ ông Bùi Văn Thái, thôn Lốc, xã Sơn Thủy tự nguyện hiến 2.500 m2 đất rừng, chặt 60 cây cam, 600 cây keo, 20 cây bưởi Diễn để làm đường giao thông nông thôn…

 

   

Đường GTNT thôn Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) được mở rộng từ sự đóng góp của người dân, đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân.

 

Thành công từ sự đồng thuận

 

Từ hiệu quả của công tác tuyên truyền, nông dân khắp nơi trên địa bàn tỉnh đã đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia xây dựng NTM. Kiên cố hoá giao thông, thuỷ lợi, hiện đại hoá nông thôn, cải tạo nhà cửa, vườn ao, chuồng trại, xây nhà vệ sinh cải tiến, hầm biôga, thu gom rác thải, gương mẫu thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”... phần việc nào cũng có sự góp sức của nông dân.

 

Việc huy động nguồn lực của cộng đồng dân cư cho xây dựng NTM đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 5 năm,  toàn tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp được trên 1.719 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó đã huy động tổng giá trị 1.791.800 ngày công lao động; nhân dân đã hiến 188,79 ha đất; đóng góp bằng tiền, vật liệu, máy móc, cải tạo nhà ở, vườn tạp...

 

Cùng với chung tay xây dựng NTM, nông dân trong tỉnh ngày càng đổi mới tư duy, chuyển biến trong sản xuất - kinh doanh, xây dựng môi trường văn hoá nông thôn. Tuy đâu đó một bộ phận nông dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhưng đa số bà con chú trọng hơn vấn đề chuyển dịch sản xuất, chủ động đóng góp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các hình thức sản xuất và phát triển sản xuất để tạo dựng cuộc sống ổn định, thay đổi hơn nữa diện mạo nông thôn.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Muốn chương trình xây dựng NTM thực hiện thành công, trước tiên phải tuyên truyền, vận động thường xuyên để người dân hiểu, tự nguyện góp công, góp của vừa với sức mình thay vì huy động đóng góp quá nhiều cho hạ tầng cơ sở dễ gây trở ngại, bất thuận phía bà con. Đồng thời, các địa phương chú trọng việc quy hoạch, chuyển dịch sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững là yếu tố mấu chốt trong xây dựng NTM. Trong thành quả 31 xã về đích NTM năm 2015 có sự đóng góp công sức không nhỏ của những người nông dân trên địa bàn tỉnh.

 

                                                              

                                                           

                                                                Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục