(HBĐT) - Cách đây 10 năm, người ta nhắc đến Kim Bôi như địa phương khởi đầu, tiên phong của tỉnh thực hiện dồn điền, đổi thửa. Tuy nhiên, từ đó đến nay, việc triển khai phần nào vẫn mang tính tự phát, chưa đồng bộ, rộng khắp để vươn tới đích đến phong trào.

“Giải hạn” cho cam Cao Phong

(HBĐT) - Tình trạng hạn hán đang diễn ra căng thẳng ở huyện Cao Phong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng cam hàng hóa của huyện. Mấy ngày qua, nhiều nơi trong tỉnh mưa như trút nước nhưng ở Cao Phong chỉ mưa bóng mây.

Huyện Lương Sơn: Chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng trên 2,2 tỉ đồng

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, huyện Lương Sơn tăng cường công tác quản lý đất đai, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, xử lý các vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện.

TP Hòa Bình: Phê duyệt 5 quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý đô thị và đầu tư xây dựng cơ bản, trong tháng 4, TP Hòa Bình đã phê duyệt 5 quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với số tiền 15,65 tỷ đồng, bao gồm tiếp tục đầu tư dự án hạ tầng khu dân cư tại phường Hữu Nghị; đường dây trạm biến áp 110KV Kỳ Sơn và xuất tuyến 35KV, 22KV thuộc xã Yên Mông; đường nối từ QL6 vào dự án sân Golf Hòa Bình, kết hợp phục vụ dân sinh tại xóm Miều, xã Trung Minh; tuyến đường QH7, QH8, xã Sủ Ngòi; khu dân cư số 7, phường Thịnh Lang đợt 2.

“Chắp cánh” cho thương hiệu chè shan tuyết, giảo cổ lam Hòa Bình

(HBĐT) - Năm 2013, Công ty giống cây trồng Phương Huyền – phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) chính thức đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại chế biến, đóng gói sản phẩm chè đặc sản. Năm 2016, sản phẩm chè shan tuyết và giảo cổ lam của Công ty vượt qua 650 sản phẩm của các doanh nghiệp đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước, trở thành 1 trong số 79 sản phẩm người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất, được vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Cũng từ đây, thương hiệu chè shan tuyết, giảo cổ lam Hòa Bình có cơ hội vươn xa...

Xã Sơn Thuỷ giải “bài toán” thu nhập

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi) đã đạt được 13/19 tiêu chí. Những tiêu chí chưa đạt như: Y tế, môi trường, trường học… do thiếu nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ bản. Ngoài ra, tiêu chí thu nhập và hộ nghèo được xem là “bài toán khó” mà xã đang loay hoay tìm lời giải. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,1%.

Nhân dân xã Tu Lý đồng thuận hiến đất xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Đà Bắc chưa có xã nào hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM. Xã Tu Lý đạt 16 tiêu chí, là xã dẫn đầu về tiêu chí NTM của huyện. Trong đó có nhiều tiêu chí đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn như giao thông, thủy lợi, văn hóa… Để đạt được kết quả đó, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước còn phải kể đến nỗ lực của nhân dân đóng góp xây dựng NTM, điển hình là phong trào hiến đất.

Huyện Lương Sơn:
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt trên 2.400 tỉ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn từng bước ổn định. Sản phẩm công nghiệp tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: dệt may, sản phẩm thiết bị điện, điện tử tin học, linh kiện điện tử...

Gian nan hành trình xây dựng NTM ở xã Định Cư


(HBĐT) - Sau giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay xã Định Cư (Lạc Sơn) mới đạt 7/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa hoàn thành đều là những tiêu chí khó thực hiện đối với một xã thuần nông vốn đã có xuất phát điểm thấp.


 


Đoàn công tác Bộ NN và PTNT khảo sát tình hình xây dựng NTM tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 9/5, Đoàn công tác Bộ NN và PTNT do đồng chí Nguyễn Xuân Thao – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN và PTNT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Lương Sơn về tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Lương Sơn. Cùng đi có lãnh đạo Cục kinh tế hợp tác; Tổng cục lâm nghiệp; Văn phòng điều phối NTM Trung ương.

Chính sách mới từ Ngân hàng Nhà nước

(HBĐT) - Ngày 24/4/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có Quyết định số 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ.

Lạc Thủy triển khai mô hình trồng hành xuất khẩu

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy vừa triển khai thành công mô hình trồng hành xuất khẩu. Mô hình được triển khai trong vòng 60 ngày (từ tháng 1-5/2017) trên diện tích 8000 m2 với 8 hộ dân tham gia tại thôn Chéo Vòng, xã Lạc Long.

Vốn chính sách - điểm tựa thoát nghèo bền vững ở xã Liên Vũ

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn của NHCSXH nên nhiều năm qua, tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn) người dân đã sử dụng vốn đúng mục đích với nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Trong đó, nhiều gia đình vay vốn cải tạo vườn tạp, vườn đồi phát triển trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi. Theo đánh giá, nguồn vốn chính sách đã trở thành “người bạn” đồng hành và là điểm tựa của nông dân trong hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Huyện Tân Lạc:
Dư nợ tín dụng chính sách trên 281 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Tân Lạc, đến hết tháng 4, doanh số cho vay của toàn huyện đạt 60.664 triệu đồng, cho 2.571 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 37.063 triệu đồng.

Huyện Cao Phong:
7.314 khách hàng còn dư nợ

(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Cao Phong, đến hết tháng 4, doanh số cho vay của đơn vị đạt 44.315 triệu đồng/1.713 lượt khách hàng, doanh số thu nợ đạt 29.434 triệu đồng.

Dư nợ chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn đạt trên 7,8 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay chương trình thương nhân vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt trên 1,4 tỷ đồng với 36 lượt khách hàng vay vốn.

Giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Năm 2016, nguồn kinh phí cấp cho thực hiện Chương trình giảm nghèo của tỉnh chỉ đạt từ 30-33% so với năm 2015, riêng kinh phí theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng 78% định mức quy định… Song cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo thực hiện khá đồng bộ chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo và đạt được kết quả đáng kể.

Quyết định chủ trương đầu tư cho 14 dự án

(HBĐT) - Tháng 4/2017, tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 23 tỷ đồng, nâng số dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư từ đầu năm đến nay lên 14 dự án với tổng vốn đăng ký 866 tỷ đồng.

Dưa hấu Mai Hạ được mùa, giữ giá

(HBĐT) - Những ngày này, trên các cánh đồng ở xã Mai Hạ (Mai Châu) tấp nập xe ô tô vào thu mua dưa hấu. Dưa được mùa, giá ổn định đã đem lại niềm vui và trở thành hướng đi thiết thực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của bà con xã nông thôn mới này.

Hội Nông dân huyện Lạc Thủy:
Điển hình vững mạnh

(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4, Hội Nông dân huyện Lạc Thủy vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước dành tặng những nỗ lực của các cấp Hội toàn huyện trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Trồng măng tây xanh - cơ hội làm giàu cho người dân xã Nam Thượng

(HBĐT) - Hiện nay, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tập trung vào một số cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương như: bí xanh, bí đỏ, cam, bưởi… và một trong những cây trồng mới đưa về đem lại giá trị kinh tế cao là cây măng tây. Toàn xã có 5 ha măng tây xanh tập trung ở 2 thôn Bôi Cả và Bãi Xe với 4 hộ trồng. Nhờ trồng măng tây mà các hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tháng 4, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 511 tấn

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, những tháng đầu năm, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Toàn tỉnh hiện có 2.605 ha nuôi thủy sản trong ao, hồ nhỏ; mở rộng lên 3.900 lồng nuôi cá, tăng 45 lồng so với tháng 3.

Xây dựng thương hiệu măng Hòa Bình

(HBĐT) - ông Ngô Đức Sinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông, lâm sản (NLS) Kim Bôi tâm sự: Hòa Bình là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển các sản phẩm từ măng. Nhận thấy điều này, tôi đã quyết định mua lại Công ty CP NLS Kim Bôi để tái cơ cấu, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đã có được thành công đáng kể.

Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân:
 Làm sao để cùng hướng

(HBĐT) - Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời kỳ hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn, hạn chế, thiếu tính bền vững. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách trong xây dựng và phát triển chuỗi giá trị. Vấn đề đặt ra là làm sao để liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân cùng một hướng.

Cải thiện thu nhập từ mô hình trồng bưởi Diễn

(HBĐT) - “Cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại. Quả có mẫu mã đẹp, vị ngọt đậm, có thể bảo quản trong điều kiện bình thường đến 2 tháng sau khi thu hoạch nên được thị trường ưa chuộng”. Đó là nhận xét về cây bưởi Diễn của ông Nguyễn Văn Hạnh ở xóm Gò Bùi - người tiên phong đưa giống bưởi Diễn về trồng trên địa bàn xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).