(HBĐT) - Với 13 xã, thị trấn nhưng huyện Yên Thủy có tới 6 xã, 64 thôn, bản vùng 135; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm trên 37% và hộ cận nghèo còn 26%. Nguyên nhân chính được cấp ủy, chính quyền huyện xác định do sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp và chưa có đầu ra ổn định, thiếu vốn đầu tư SX -KD. Việc tiếp cận và áp dụng KH -KT trong sản xuất còn hạn chế. Một bộ phận dân cư còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn và tác động thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.

Agribank Hòa Bình ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai vay vốn với Hội Phụ nữ và hội Nông dân tỉnh theo Nghị định 55 của Chính phủ

(HBĐT) - Ngày 16/11, Agribank Hòa Bình cùng với Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. Tham dự Lễ kỹ thỏa thuận có đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh, lãnh đạo Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh.

Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác của Dự án JICA:
Thống nhất sẽ phối hợp xây dựng thương hiệu lợn bản địa của Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.

Triển vọng mô hình trồng măng tây tại xã Cố Nghĩa

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Huyện Lương Sơn:
Trên 151 tỷ đồng cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa xây dựng đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM huyện Lương Sơn đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển “tam nông” - hành trình hướng tới sự bền vững

(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.

Hiệu quả từ chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Năm 2015, theo tiêu chí nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kỳ Sơn chiếm 7,34%. Năm nay, huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,5%. Để thực hiện chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, BCĐ giảm nghèo của huyện đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo đến các xã, thị trấn, đặc biệt là xã vùng 135 Độc Lập.

Xã Trung Sơn chung sức thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, một động lực quan trọng không thể thiếu là phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức và đồng lòng của người dân. ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), vai trò của người dân được thể hiện rõ nét trong suốt lộ trình xây dựng NTM trong những năm qua.

Những giải pháp nâng cao thứ hạng chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư. Theo đó, tỉnh ta đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 8 bậc so với năm 2014. Dù giảm về thứ hạng nhưng điểm số vẫn tăng 2, 79 điểm cho thấy những cố gắng thực hiện các giải pháp cải cách hànhchính (CCHC) ở tỉnh. Phân tích 7 chỉ số thành phần của PAR INDEX đã thể hiện rõ kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong CCHC của tỉnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

Mô hình nuôi cá lồng VietGAP trên vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Đó là mô hình nuôi cá lồng áp dụng VietGAP của Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh. Mô hình bắt đầu thực hiện từ năm 2013 tại xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Sức vóc Mường Bi

(HBĐT) - Nhắc đến Mường Bi - Tân Lạc, nhiều người nhớ ngay đến đó là vùng đất cổ mang đậm nét văn hóa truyền thống và nhịp sống cũng hết sức “trầm”. Riêng tôi, gắn bó nhiều với vùng đất Mường Bi, tìm hiểu nhiều về cuộc sống mới của người dân nơi đây lại thấy Mường Bi khá “động” và luôn hòa chung dòng chảy của thời cuộc để phát triển.

Huyện Lạc Sơn:
Phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 -2018

(HBĐT) - UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018.

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông Nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng”

(HBĐT) - Ngày 13/11, tại Hoà Bình, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)”. Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Lâm Nghiệp, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và một số nhà khoa học cùng đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông và đại diện nông dân 7 tỉnh khu vực miền Bắc gồm Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Hoà Bình.

Sức sống mới trên vùng đất Túy Cổ Thượng Vùng đất giàu truyền thống cách mạng

(HBĐT) - Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) là xã nằm ở vùng hạ lưu sông Đà. Xưa kia xã có tên gọi Túy Cổ Thượng - là một thôn của xã Lạc Song, thuộc tổng Tinh Nhuệ, huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây được tách ra nhập vào tổng Hòa Bình, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 18/3/1891. Từ buổi khai thiên lập địa, Túy Cổ Thượng cùng các xã khác như Mại Thôn, Túy Cổ Hạ… đã trở thành căn cứ của nghĩa quân Hai Bà Trưng.

Tự hào thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Vùng đất Mường Thàng qua thời gian đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cây cam. Sự hòa quyện giữa tình cây, tình đất, tình người đã làm nên thương hiệu cam ngon đặc trưng mang tên Cao Phong. Để rồi, bất cứ ai trên mảnh đất Cao Phong và quê hương Hòa Bình đều tự hào khi giới thiệu về thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh. Được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, xác lập vị thế nông sản nổi bật, “khắc” được chữ tín với người tiêu dùng, cam Cao Phong không ngừng vươn xa, hướng tới mục tiêu “xuất ngoại”.

Những điểm nhấn phát triển ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, trong quy hoạch phát triển KT-XH chung, huyện Lương Sơn được xác định nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Ngày 10/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó định hướng phát triển vùng đô thị, công nghiệp TP Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; chủ trương phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển mang tính động lực của tỉnh. Đô thị trung tâm huyện Lương Sơn được xác định trọng điểm đầu tư và phát triển.

Công nghiệp Hòa Bình và những dấu ấn

(HBĐT) - Trong thời điểm kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, nhìn lại lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đã có bước tiến mạnh mẽ. Trong những ngày này, có mặt tại KCN Lương Sơn mới thấy những kết quả phát triển công nghiệp của tỉnh. KCN Lương Sơn là điểm nhấn trong phát triển công nghiệp của tỉnh ta trong hơn chục năm trở lại đây. Hàng ngày, trên 10.000 công nhân hối hả ra, vào ca. Hiện tại, KCN Lương Sơn đã thu hút được 28 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 232,7 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 2.700 tỷ đồng, diện tích đất đã cho nhà đầu tư thuê chiếm 82% diện tích đất thương phẩm.

Chính thức ra mắt nhãn hiệu Quả có múi An toàn Mường Động

(HBĐT) - Ngày 11/11, HTX Nông nghiệp và Thương Mại Mường Động (thôn Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi) đã chính thức ra mắt nhãn hiệu sản phẩm Quả có múi an toàn Mường Động.

Xã Phúc Tuy không để đất nghỉ

(HBĐT) - Hơn 10 năm về trước, sau khi thu hoạch xong vụ hè - thu, người dân ở xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) hầu như bỏ đất không, chờ đến vụ chiêm - xuân mới tiếp tục làm đất, cày cấy. Thế nhưng những năm gần đây đã thành thói quen, thu hoạch xong, bà con lại xắn tay ngay vào trồng ngô đông, tích cực sản xuất để nâng cao thu nhập, quyết không để đất nghỉ.

“Ngân hàng bò” - điểm tựa thoát nghèo cho các gia cảnh khó khăn ở Đà Bắc

(HBĐT) - Tuy chưa thoát nghèo nhưng hơn 20 hộ có hoàn cảnh khó khăn được sự trợ giúp từ “Ngân hàng bò” ở huyện Đà Bắc đã có thêm “điểm tựa” để từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Đó là hiệu quả bước đầu mà Dự án “Ngân hàng bò” mang lại - một dự án thiết thực đã được Hội Chữ thập đỏ huyện Đà Bắc triển khai từ năm 2013 đến nay.

Lạc Sơn:
Lạc Sơn-phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018

(HBĐT) - Ngày 8/11 UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình tổ chức hội nghị phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.420 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng thu NSNN trên địa bàn 10 tháng qua ước đạt 2.420 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 84% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 2.355 tỷ đồng; thu xuất, nhập khẩu 40 tỷ đồng; thu quản lý qua NSNN thực hiện 25 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương ước đạt 7.351 tỷ đồng, bằng 98% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 94% so với Nghị quyết HĐND tỉnh.

Hơn 410 tỷ đồng phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 9/11, tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc đã tổ chức khởi công dự án. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở KH&ĐT, huyện Đà Bắc và đông đảo cán bộ, nhân dân trong huyện.