Nông dân xã Tây Phong đầu tư trồng cây có múi mang lại thu nhập cao.

(HBĐT) - Cao Phong, huyện trẻ nhất của tỉnh thành lập cách đây 14 năm sau khi được tách từ huyện Kỳ Sơn. Quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, huyện đã chuyển mình và bứt phá mạnh mẽ.

Ghi từ vùng động lực kinh tế Kỳ Sơn

(HBĐT) - Trong không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp về Kỳ Sơn - mảnh đất anh dũng, kiên cường trong thời kỳ kháng chiến. Nơi đây, trong chiến tranh, quân và dân toàn huyện đã chiến đấu quên mình góp phần giành, giữ độc lập của dân tộc.

Nhuận Trạch ngày mới

(HBĐT) - Là 1 trong 5 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn được Đảng và Nhà nước phong tặng Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, xã Nhuận Trạch đang có những bước chuyển mình vững chắc trong phát triển KT -XH và là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của huyện. Đặc biệt, xã đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và đang hoàn thiện các thủ tục để được công nhận xã NTM.

Mai Châu:
Thu NSNN đạt trên 26% dự toán giao

(HBĐT) - Theo UBND huyện Mai Châu, trong quí I, huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả dự toán thu - chi NSNN, các khoản thu đều đạt và vượt so với cùng kỳ và dự toán giao, chi đảm bảo đúng, đủ và tiết kiệm. Kết quả tổng thu NSNN 3 tháng đầu năm trên địa bàn đạt 8, 630 tỷ đồng, đạt 26,14% dự toán giao; tổng thu ngân sách cấp huyện 89, 132 tỷ đồng, đạt 28,65% dự toán; tổng thu ngân sách cấp xã 26, 784 tỷ đồng, đạt 27,62% dự toán. Cũng trong 3 tháng, tổng chi ngân sách cấp huyện là 63, 501 tỷ đồng, bằng 24,99% dự toán; tổng chi ngân sách cấp xã 21, 459 tỷ đồng, bằng 25,49% dự toán.

Kim Bôi:
Giá trị sản xuất CN -TTCN ước đạt trên 72 tỉ đồng

(HBĐT) - Theo UBND huyện Kim Bôi, trên địa bàn huyện có khoảng trên 600 cơ sở sản xuất TTCN tập trung vào các ngành nghề khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm, đồ mộc dân dụng...

Hữu Lợi - sức vươn vùng đất khó

(HBĐT) - Những năm trước đây, nhắc đến xã Hữu Lợi không ít cán bộ, người dân huyện Yên Thủy phải lắc đầu vì cái nghèo khó, vất vả của một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện. Trình độ dân trí không đồng đều, giao thông bất lợi, nguồn nước phục vụ sản xuất khan hiếm là những nguyên nhân cơ bản khiến cái khó cứ đeo bám mãi. Tuy nhiên, hôm nay, Hữu Lợi đang có những bước tiến mới trong phát triển KT -XH. Với việc đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, chủ động của người dân trong LĐSX, xây dựng NTM đã giúp bộ mặt nông thôn nơi đây từng ngày đổi thay.

Mường Chiềng - điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Là xã vùng cao còn nhiều khó khăn nhưng nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất, quan tâm khôi phục lại chăn nuôi nên những năm gần đây, đời sống của bà con người dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã từng bước đi lên. Thu nhập bình quân năm 2014 đạt 14 triệu đồng /người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 36%. Xã là đơn vị dẫn đầu toàn diện phong trào thi đua yêu nước huyện Đà Bắc năm 2014.

Xây dựng môi trường kinh doanh hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân

(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta xếp thứ 44 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tăng 18 bậc so với năm 2013, khẳng định những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng thì việc triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ kiên trì và lâu dài.

Huyện Lạc Thủy phát triển chăn nuôi gà, dê hàng hóa

(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Theo thống kê hết năm 2014, tổng đàn trâu, bò có số đầu con ổn định, đàn lợn, dê, gia cầm của huyện tăng cao so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể có gần 48.000 con lợn (tăng 10%), 485.000 con gia cầm (tăng 13%), khoảng 7.000 con dê (tăng 22,3%).

Tân Lạc: Mía tím rớt giá, tiêu thụ chậm 

(HBĐT) - Vụ mía năm 2014, cả huyện Tân Lạc trồng được 1.890 ha mía. Trong đó, 160 ha mía đường, khoảng 500 ha mía trắng còn lại diện tích mía tím tập trung ở các xã Phú Vinh, Mỹ Hòa, Phong Phú. Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay tuy đã quá vụ thu hoạch chừng 2 tháng nhưng vẫn còn khoảng 40% mía tím vẫn chưa bán được.

Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đáp ứng nhu cầu du khách

(HBĐT) - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5 năm nay cũng trùng với ngày giỗ tổ Hùng Vương. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều cho cán bộ, công nhân viên chức nghỉ 6 ngày. Đây cũng là dịp nhiều người lên kế hoạch cho một chuyến du lịch dài ngày.

Chuyện về người cán bộ “gửi” bìa đất tại ngân hàng

(HBĐT) - Đi lên từ đội trưởng đội sản xuất và bắt đầu công tác tại Hội Nông dân (HND) xã từ đầu những năm 90, ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó Chủ tịch HND xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thấu hiểu những khó nhọc của người nông dân một nắng hai sương. Với mong muốn ngày càng nhiều hội viên nông dân yên tâm phát triển sản xuất, ông đã mạnh dạn đem thế chấp sổ đỏ của gia đình mình tại ngân hàng để lấy tiền mua phân bón ứng trước cho nông dân.

Bài học từ mô hình liên kết “hai nhà” tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Năm 2014, tiểu hợp phần 1.2 Dự án Giảm nghèo (DAGN) của huyện Đà Bắc đã đầu tư cho bà con 6 xóm ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) trồng 41,5 ha gừng với 264 hộ tham gia. Tổng dự án đầu tư 3,3 tỷ đồng, trong đó, DAGN hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

540 người tham gia Sàn giao dịch việc làm huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Sáng 25/4, tại xã Phú Cường, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ- TB&XH) phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Sàn giao dịch việc làm năm 2015.

Xây dựng sản phẩm, thương hiệu du lịch mang bản sắc Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình được xem là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Thời gian gần đây, tỉnh đã có những định hướng, giải pháp cụ thể để khai thác tài nguyên du lịch. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh về một số giải pháp trọng tâm khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hòa Bình. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.

Cục Thuế đối thoại trực tiếp với người nộp thuế

(HBĐT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuân lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến và sản xuất đá trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế vừa tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực này về chính sách thuế.

Bước chuyển từ xây dựng NTM ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Sau 4 năm xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc có nhiều thay đổi, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện. 3 xã điểm Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê đang tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích năm 2015.

Xã Mai Hạ nỗ lực để cán đích NTM

(HBĐT) - Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Mai Hạ (Mai Châu) đã đạt được những kết quả quan trọng: thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng, cả xã còn 49 hộ nghèo, chiếm 7,2%; 96% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên... Qua đánh giá, xã đã đạt 16 tiêu chí, xã đang nỗ lực để hoàn thiện 3 tiêu chí còn lại và cán đích NTM trong năm nay. Tuy nhiên, xã vẫn còn nhiều việc phải làm khi còn một số tiêu chí chưa hoàn thành hoặc hoàn thành chưa thực sự bền vững.

Lạc Sơn phân bổ 14,3 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015

(HBĐT) - Giai đoạn 2014-2016, huyện Lạc Sơn được phân bổ 44.038 triệu đồng vốn trái phiếu Chính phủ cho chương trình xây dựng NTM.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc tại huyện Lương Sơn về phát triển KT -XH

(HBĐT) - Ngày 23/4, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn về tình hình thực hiện dự toán thu, chi NSNN năm 2015; tình hình quản lý, sử dụng đất nông - lâm trường, công tác giải phóng mặt bằng và quản lý đất đai trên địa bàn.

Cam Cao Phong- Đón “mưa vàng”

(HBĐT) - Ồng Nguyễn Hồng Thủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong) phấn khởi thông báo: Trận mưa lớn hơn 1 tiếng đồng hồ đêm 21, rạng sáng 22/4 đối với trồng cam mía Cao Phong là trận mưa vàng. Cơn “khát nước” của cam, mía dai dẳng hơn 1 tháng đã được giải tỏa.

“Chợ” mía Yên Nghiệp

(HBĐT) - Nói là “chợ” những thực chất là điểm tiêu thụ mía Yên Nghiệp- Lạc Sơn. Từ nhiều năm nay, điểm tiêu thụ mía trên quốc lộ 12 B, giáp đường Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Yên Nghiệp trở thành nơi tiêu thụ nông sản quan trọng của bà con trồng mía huyện Lạc Sơn.

Chú trọng kết cấu hạ tầng trong phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Trung Hải – UVT.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành tham dự hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xã Tu Lý thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(HBĐT) - Đưa tôi đi quanh xóm thăm những vườn bưởi, vườn thanh long, trồng rau màu, ông Nguyễn Hồng Vân, Trưởng xóm Kim Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều năm nay, bà con trong xóm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trông hợp lý, nâng cao giá trị của đất, thu nhập cho gia đình. Trên những ruộng lúa 1 vụ, bà con chuyển sang trồng rau, mùa nào thức nấy. Sau vài năm, xóm đã trở thành “vựa rau” của huyện. Để mua được rau sạch nhiều gia đình ở thị trấn còn đến tận xóm mua về ăn. Không chỉ cung cấp rau trong địa bàn huyện, nhiều hộ còn mang ra TPHB bán. Đến nay, diện tích trồng rau của xóm trên 3 ha. Nhiều hộ chỉ từ 1.000 - 2.000 m2 trồng rau mỗi năm cho thu trên 100 triệu đồng.

Kết nối doanh nghiệp với nông dân - bài học kinh nghiệm sâu sắc từ huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Trong chuyến công tác về thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), tôi đã từng nghe một cán bộ khối đoàn thể của thị trấn hỏi thăm: Chị đã từng nghe tên Công ty Nông nghiệp Mạnh Lý? Trụ sở chính của họ ở đâu, SX-KD những gì và đến nay có còn hoạt động? Tôi đã trả lời đồng chí cán bộ ấy một cách trung thực: Tôi chưa từng nghe. Tuy nhiên, qua vài câu đối thoại ngắn đó, tôi đã hiểu rằng sau câu hỏi đó có điều gì uẩn khúc. Bẵng đi một thời gian, đến tháng 3/2015, Báo Hoà Bình tiếp nhận một lá đơn phản ánh về việc: nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã bị một công ty “ma” lừa đảo.