Những ai đã một lần đến Hoàng Su Phì, một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, đều không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi. Từ những thửa ruộng bậc thang này, nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo gắn với cây lúa của bà con đã được lưu giữ và có ý nghĩa quan trọng cho tới hôm nay. Bởi chính những nét duyên ấy mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì một lần nữa có tên trong Di sản quốc gia Việt Nam.

                 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang).

Theo Trung tâm Văn hóa du lịch và Thể thao Hoàng Su Phì, huyện có 12 dân tộc sinh sống bằng lúa nước. Để tạo nên những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, cộng đồng cư dân nơi đây đã phải trải qua quá trình lao động mệt nhọc, cần cù, sáng tạo, khéo léo và tính toán kỹ lưỡng từ việc lựa chọn vùng đất, khai phá, đắp bờ, dẫn nước đến việc canh tác. Việc đắp bờ ruộng cũng đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm thiết kế cả hệ thống các thửa ruộng bậc thang, tùy vào thế đất, địa hình mà tạo nên những khoảnh ruộng rộng, hẹp, dài, ngắn, cao, thấp khác nhau.

Thường là vào tháng 5, tháng 6, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống các ngọn núi thì nước được dẫn từ đỉnh núi xuống ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra, giúp bà con có thể cấy lúa. Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Điều thú vị là những bậc thang mùa nước đổ loang loáng trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp thật hiếm có...

Ông Vương Đào Toóng, thôn Suối Thầu, xã Bản Luốc cho biết: "Hàng trăm năm qua, ruộng bậc thang không chỉ mang lại cho con người những mùa vàng no ấm mà còn góp phần hình thành rất nhiều sinh hoạt văn hóa, lễ hội gắn với các hoạt động nông nghiệp, trong đó phải kể đến lễ mừng cơm mới". Lễ mừng cơm mới của đồng bào các dân tộc thiểu số Hà Giang có từ lâu đời. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của hầu hết đồng bào vùng cao, trong đó có người La Chí ở huyện Hoàng Su Phì.

Cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm, khi những triền ruộng bậc thang trải một mầu vàng óng như dát vàng trên lưng núi, đó là thời điểm người La Chí bắt đầu vào vụ thu hoạch mới. Không giống các lễ cúng khác, lễ mừng cơm mới không tập trung tại một địa điểm nhất định mà được tổ chức ngay tại gia đình. Ngay sau khi thu hoạch lúa về, mỗi hộ gia đình làm nông nghiệp chọn ngày tốt để cúng, lấy gạo mới gặt về nấu. Vì vậy, tục gọi là cúng cơm mới. Qua tục cúng này cũng nhằm cầu mong cho vụ lúa năm sau được bội thu...

Cho đến giờ, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vẫn thấm đẫm bao mồ hôi của những con người sống nơi rẻo cao miền núi này, không chỉ đơn giản là ruộng lúa mà là cả công trình nghệ thuật, là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc cùng sinh sống tại nơi đây.

 

 

                                                                         Theonhandan

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục