(HBĐT) - Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, lao động (CNLĐ) tại các khu công nghiệp (KCN) là nhu cầu chính đáng của CNLĐ qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh... Hiện nay, tính riêng KCN bờ trái sông Đà và KCN Lương Sơn có tổng số 12.985 CNLĐ đang làm việc tại 45 doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp FDI. Theo Công đoàn các KCN tỉnh, có trên 50% doanh nghiệp ở KCN Lương Sơn dành quỹ đất xây dựng sân chơi thể thao cho CNLĐ. Các hoạt động thi đấu thể thao, liên hoan, giao lưu văn nghệ thường được tổ chức vào Tháng công nhân và dịp lễ, tết hàng năm.

 

Tuy nhiên, trong thực tế, phần lớn CNLĐ tại các KCN lại chưa được thụ hưởng đời sống văn hóa tương xứng với vai trò của họ. Nguyên nhân chính là hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của CNLĐ như hội trường, nhà văn hóa, sân chơi, sân luyện tập thể thao, phòng đọc sách, báo, truy cập internet… vẫn còn rất thiếu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Vì vậy, sau một ngày lao động với cường độ làm việc căng thẳng, đa phần CNLĐ trở về nhà trọ chỉ có một công cụ duy nhất để giải trí là điện thoại di động. Ngoài ra, không ti vi, không sách, báo và hiếm có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội… Từ đó dẫn đến không ít CNLĐ thường xuyên trong tình trạng “đói” văn hóa”, thiếu thông tin.  

Năm 2016, Công ty Dosung Tech (khu công nghiệp Lương Sơn) tổ chức Đại hội Thể dục - thể thao thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia.                                                         

Làm việc tại một doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà, chị Bùi Thị X (đề nghị giấu tên) cho biết: Với mức thu nhập bình quân của CNLĐ đạt 4 triệu đồng /người/tháng dẫn đến đời sống của CNLĐ vẫn còn nhiều khó khăn. Do những áp lực về đời sống vật chất khiến nhiều CNLĐ phải làm thêm giờ, tăng ca để tăng thu nhập. Vì cường độ lao động căng thẳng nên ít có thời gian quan tâm đến hoạt động văn hóa tinh thần và tham gia các hoạt động giải trí. Bởi vậy, cuộc sống của không ít CNLĐ dường như chỉ có một vòng luẩn quẩn từ phòng trọ đến nhà máy và ngược lại.  

Đời sống tinh thần và hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao để tăng cường thể lực đã có những bước cải thiện, nhưng nhà ở, nhà trẻ dành cho CNLĐ trong tỉnh hiện đang vẫn là vấn đề khá nan giải.  

Trong tổng số 12.985 CNLĐ  đang làm việc tại 45 doanh nghiệp ở các KCN,  có 10.275 CNLĐ nữ và đa số đang trong độ tuổi sinh đẻ. Đến nay, mới chỉ có 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH Sankoh Việt Nam, Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) và Công ty TNHH Seyoung INC (KCN Lương Sơn) xây dựng được khu nhà trẻ cho CNLĐ. Ngoài ra có 7 doanh nghiệp hỗ trợ CNLĐ về nhà ở và tiền thuê nhà ở nhưng kết quả khá khiêm tốn. Bởi vậy, hiện có 3.604 CNLĐ đang có nhu cầu bức thiết về nhà ở và 7.078 cháu là con CNLĐ có nhu cầu về nhà trẻ.  

Chị Lường Thị Mai ở xã Đoàn Kết (Đà Bắc) cho biết: Thu nhập mỗi tháng được hơn 4 triệu đồng nhưng đã mất 700.000 đồng thuê nhà trọ (gồm cả điện, nước) lại còn ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nên hầu như chúng tôi không có tích lũy.  

Vì Công ty không có nhà trẻ, chị Bùi Thị Lan CNLĐ tại KCN Lương Sơn phải đó bà ngoại ra trông con. Chị phàn nàn: không kể tiền thuê phòng trọ, cuộc sống sinh hoạt hàng tháng của ba bà cháu, mẹ con trông chờ vào một xuất lương gần 4 triệu đồng. Phải tằn tiện lắm mới tạm đủ, nếu kéo dài tình trạng này em đành phải bỏ việc về quê mất.  

Chưa KCN nào trên địa bàn tỉnh có siêu thị hoặc điểm bán hàng hóa thiết yếu, thực tế đó cũng khiến CNLĐ khá bức xúc. Chị Nguyễn Thị Hồng, làm việc tại KCN Lương Sơn chia sẻ: Có nhu cầu mua lương thực, thực phẩm không còn cách nào khác, chúng tôi phải ra chợ “cóc” mới hình thành trên QL 6 trước cổng KCN. Tình trạng họp chợ lấn chiếm lề đường, lòng đường gây ùn tắc, mất an toàn giao thông đã kéo dài mấy năm nay. Không rõ nguồn gốc các loại thực phẩm nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác, đành phải mua và sử dụng dù biết rằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.  

Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, giúp CNLĐ tạo lập lối sống văn hóa, yêu lao động, có ý thức phấn đấu vươn lên. Từ thực tế, trên CNLĐ và người sử dụng lao động ở các KCN đều mong muốn các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục phối hợp để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa dành cho công nhân, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận thông tin báo chí chính thống và tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh để nâng cao đời sống tinh thần. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng nhà ở, nhà trẻ, siêu thị hoặc điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho CNLĐ để đảm bảo an toàn, ổn định lực lượng lao động. Những nguyện vọng, nhu cầu đó được quan tâm giải quyết cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đó cũng là những việc làm thiết thực thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 9/1/2016 của Ban Bí thư T.ư Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động KCN, khu chế xuất.  

                                                                               Đ.P

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục