(HBĐT) - Chỉ còn hơn 1 tuần nữa sẽ diễn ra Tuần Lễ hội du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2017 (từ 31/1 – 6/2/2017, tức từ mùng 4 đến mồng 10 tháng giêng năm Đinh Dậu), đây cũng là hoạt động mở đầu và hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia tại tỉnh. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có hàng trăm điểm tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân, tuy nhiên có 38 lễ hội lớn đang được bảo tồn và tổ chức qui mô hơn cả. Tiêu biểu như: lễ hội chùa Tiên, lễ hội đền Bờ, lễ hội Mường Động, lễ hội Khai hạ Mường Bi…

 

Để công tác tổ chức lễ hội năm nay diễn ra quy củ, vừa đáp ứng nhu cầu thăm quan du lịch của du khách, vừa góp phần bảo tồn văn hóa, quảng bá và thúc đẩy du lịch tỉnh ta phát triển, ngày 4/1/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2017 Tây Bắc tại tỉnh Hòa Bình. Trong đó nhấn mạnh về việc tổ chức 9 Lễ hội đầu xuân Đinh Dậu tiêu biểu của tỉnh. Dự kiến, khởi đầu mùa lễ hội trên địa bàn tỉnh ta năm nay sẽ là lễ hội chùa Tiên (xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy) khai hội vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch; lễ hội đình làng Vôi (xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy) vào mùng 6 tháng giêng. Ngày mồng 7 tháng giêng sẽ khai hội các lễ hội lớn: lễ hội đền Bờ (huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc); lễ hội đình Ngòi (thành phố Hòa Bình); lễ hội Mường Động (huyện Kim Bôi). Ngày mồng 8 tháng giêng diễn ra lễ hội Nhà máy in tiền huyện Lạc Thủy, lễ hội đình Cổi (huyện Lạc Sơn) và đặc biệt là Khai hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc). Khép lại Tuần Lễ hội du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2017 sẽ là lễ hội Xên Mường (huyện Mai Châu) diễn ra vào ngày mồng 10 tháng giêng.

 

Trong rất nhiều lựa chọn vào dịp đầu xuân thì lễ hội truyền thống các dân tộc vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt. Đến với các lễ hội đầu xuân trên địa bàn tỉnh, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị và độc đáo về phong tục tập quán, đời sống tâm linh, lối sống, trang phục, văn nghệ và các trò chơi dân gian. Du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực đặc sắc của Hòa Bình như: rượu cần, cá sông Đà, cam Cao Phong, mía tím, các món ăn được chế biến theo kiểu truyền thống đặc trưng của văn hóa dân tộc Mường, Thái, Mông…Được chứng kiến các nghi lễ văn hóa truyền thống; tham gia các trò chơi dân gian như: đánh mảng, đánh đu, tung còn, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co… Du khách lựa chọn được cho mình những món quà lưu niệm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc như: nỏ, vỏ dao, sản phẩm thổ cẩm… Trọn vẹn cho lễ hội đầu xuân là sự xốn xang, rộn ràng của các câu hát, lời ca, điệu múa truyền thống khiến cho ai ai cũng thấy phơi phới yêu đời.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng  chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống, nhất là vào dịp đầu xuân luôn được ngành xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Hoạt động này vừa tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đồng thời quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình, thu hút khách du lịch đến với Hòa Bình. Hiện nay, tỉnh đã quan tâm phát triển các khu, điểm du lịch văn hóa gắn với sinh thái có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách trong nước và quốc tế như: Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch quốc gia Mai Châu, khu du lịch tâm linh Lạc Thuỷ, làng Mường cổ ở Tân Lạc và thành phố Hòa Bình. Ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức, quản lý lễ hội đầu năm diễn ra trật tự, an toàn, đảm bảo không khí linh thiêng, giữ nguyên bản sắc, chống mê tín dị đoan để lễ hội đầu xuân thực sự là điểm đến hấp dẫn, ý nghĩa cho du khách trong và ngoài tỉnh dịp đầu năm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, tạo môi trường giải trí văn hóa lành mạnh, hạn chế các tai - tệ nạn xã hội dễ phát sinh  trong dịp Tết.

 

 

                                                                          Dương Liễu

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục