(HBĐT) - “Mai Châu mùa hoa nở” là tên của chương trình nghệ thuật được công diễn tại lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập huyện, 60 năm tái lập huyện Mai Châu vào trung tuần tháng 1/2017. Thời lượng của chương trình được gói gọn trong khoảng 40 phút nhưng dư vị ngọt ngào từ lời ca, điệu múa còn đọng lại mãi với lòng người.

 

Màn biểu diễn nghệ thuật tại lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Mai Châu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

 

Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc

 

Màn đồng diễn nghệ thuật “Mai Châu mùa hoa nở ” với sự tham gia của hơn 400 diễn viên quần chúng gồm 3 chương theo thứ tự: 1. “Mai Châu - miền đất yêu thương”; 2. “Tự hào truyền thống quê hương” và chương 3 (kết thúc): “Mai Châu bừng sáng tương lai”. Lời dẫn của chương trình (theo kết cấu, hình khối, động tác của chương trình nghệ thuật) đã  dẫn dắt, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, văn hóa từ thuở sơ khai - Mai Châu trở thành huyện, có tên riêng trên bản đồ hành chính của tỉnh cho đến nay.

 

Ngay cảnh diễn thứ nhất, khán giả đã bị cuốn hút bởi sự tái hiện đời sống sinh hoạt, lao động của người dân Mai Châu. Biết được rằng, người dân Mai Châu định canh, định cư theo bản - mường, thường là ở chân đồi hoặc ven sông, ven suối, nhà cửa theo thế đất, đường đi, lối lại nối liền nhà này đến nhà khác. Từ xưa, cư dân nơi đây đã biết trồng bông dệt vải, làm ruộng nước, họ tận dụng những nguồn nước trong thiên nhiên chủ yếu là nước mưa,  nước sông, nước suối dẫn nước bằng mương, vai treo vầu và cọn quay nước. “Mó nước” là nơi những người phụ nữ quần tụ tắm gội và cõng nước về phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Bởi vậy, hình ảnh “mó nước”, nguồn nước luôn được trân trọng và lưu giữ trong kho tàng văn hóa và nghệ thuật .

 

Cảnh diễn tiếp theo: hùm, sói, chim muông xuất hiện kèm theo đó là lời giới thiệu về hoạt động săn bắn, hái lượm của cư dân Mai Châu. Trong đó, tập trung giới thiệu về chiếc nỏ - công cụ mà những người đàn ông dùng để săn bắn cung cấp nguồn thực phẩm và bảo vệ cho gia đình.

 

Phần biểu diễn có thời lượng dài và ấn tượng nhất là “Mai Châu tự hào truyền thống”. Trên nền sân khấu rộng 12 m x 9 m rực rỡ sắc màu của bức  tranh thổ cẩm được xếp đặt bởi những nam thanh, nữ tú, màn diễn tái hiện lại cảnh dệt vải, quay tơ, se sợi -  nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Thái Mai Châu. Bằng hình tượng được sân khấu hóa cho khán giả thấy được thổ cẩm Mai Châu từ lâu đã trở thành niềm tự hào, nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

 

Theo khúc nhạc xuân rộn rã, các chàng trai, cô gái dân tộc Mông xuất hiện tình tứ trong phiên chợ Xà Lĩnh (Pà Cò). Đây là một trong những mảng màu sáng làm cho bức tranh thổ cẩm biểu tượng tinh thần đoàn kết các dân tộc Mai Châu thêm phần sắc nét.  

 

Rực rỡ muôn màu trên điệu nhạc say mê, mời gọi “Mai Châu bừng sáng tương lai” tái hiện lại hoạt cảnh người dân Mai Châu vui mừng tự hào đón dòng điện sáng. ở lớp diễn cuối cùng này, Mai Châu hiện lên giữa khung trời, nền núi với những màu sắc thiên nhiên rất đỗi hài hòa. Dung dị, giản đơn mà quyến rũ lòng người, Mai Châu là đóa hoa xinh giữa núi rừng Tây Bắc tỏa sắc hương để níu chân du khách khám phá, trải nghiệm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. 

 

Khơi dậy phong trào văn nghệ quần chúng

 

Một chương trình nghệ thuật lớn được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng  và điều đặc biệt ở đây là đã khai thác tốt “tiềm năng” văn hóa, văn nghệ  trong nhân dân. Hầu hết các tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong chương trình nghệ thuật được sáng tác bởi những người con của Mai Châu:  “Cầu phúc bản mường” của tác giả Lò Văn Luần, Trưởng phòng Y tế huyện; “Mai Châu mùa xuân mới” của tác giả Lò Cao Nhum, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh; “Thương nhớ Mai Châu” của nhạc sỹ Huy Tâm… Thể hiện các ca khúc là các diễn viên quần chúng như Hà Thị Bích, xã Nà Mèo; Hà Thị Hương, Phòng LĐ -TB&XH; Phan Mạnh Hùng, Trung tâm Văn hóa thể thao huyện; Hà Công Du, xã Vạn Mai; Hà Ly, Hà Thiện và tốp ca nam nữ Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh. Hơn 400 diễn viên quần chúng tham gia màn đồng diễn là những hạt nhân văn nghệ được lựa chọn, tập hợp từ các xã Tòng Đậu, Chiềng Châu, Nà Phòn, thị trấn Mai Châu và học sinh trường THPT Mai Châu. Dẫu không chuyên nhưng với tình yêu quê hương, niềm tự hào là người con của mường, của bản, các diễn viên quần chúng đã thả hồn vào lời ca, điệu múa để có một chương trình nghệ thuật tròn trịa để lại trong lòng khán giả những dư vị ngọt ngào.

 

 

                                                                    Thúy Hằng

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục