(HBĐT) - “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba” Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên Nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam, là tổ tiên chung của dân tộc và mọi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Con Lạc - cháu Hồng”. Trong di sản văn hóa dân tộc, Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Đông đảo người dân tham dự lễ hội Đền Hùng.

 

Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính, tri ân. Có nhiều dịp chúng tôi được về thăm Đền Hùng nhưng có lẽ ấn tượng khó phai nhất là được về Phú Thọ vào dịp tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, vào dịp lễ hội, Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh lại đón hàng triệu lượt đồng bào về viếng Mộ Tổ, tri ân công đức tổ tiên. Vào những ngày này, muôn triệu trái tim người con đất Việt lại hướng về vùng đất Tổ.

 

Ngày 6/12/2012, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đến thời điểm này, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản duy nhất ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được tổ chức vào đầu tháng ba âm lịch hàng năm là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cao nhất của người Việt.

 

Năm 2017, Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia góp giỗ của 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Thái Bình, Bến Tre và Bình Phước. Lễ hội diễn ra trong 6 ngày, từ ngàyaaltl-6/4/2017 (tức mồng 5 đến 10-3 năm Đinh Dậu). Nội dung 4 tỉnh, thành phố tham gia hoạt động phục vụ lễ hội gồm: Tiến dâng lễ vật giỗ tổ Hùng Vương; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Đền Thượng; hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ V; gian trưng bày triển lãm giới thiệu sản vật đặc trưng của địa phương tại hội chợ Hùng Vương, thành phố Việt Trì; giải quần vợt hữu nghị Hùng Vương lần thứ 12; biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội và múa rối nước...

 

Với mục tiêu xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng trở thành một lễ hội mẫu của cả nước, tỉnh Phú Thọ xây dựng phần lễ bao gồm: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng do thành phố Việt Trì tổ chức, lễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu âu Cơ, Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven Khu Di tích và Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch. Các địa phương trong tỉnh nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương đồng loạt tổ chức dâng hương cùng thời gian, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh vào 7h30 ngày 10/3 âm lịch theo nghi lễ truyền thống. Theo đề nghị của UBND tỉnh Phú Thọ, Bộ VH-TT&DL chỉ đạo các tỉnh, thành trên cả nước có điểm thờ cúng Hùng Vương đồng loạt tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào thời điểm 7h30 sáng ngày 10/3 âm lịch. Bên cạnh phần lễ, các hoạt động phần hội được tổ chức phong phú, đa dạng gồm: Lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì; trưng bày ảnh tư liệu và hiện vật của đồng bào cả nước cung tiến Đền Hùng; trưng bày mẫu phác thảo “ý tưởng thiết kế kiến trúc Tháp Hùng Vương lần thứ hai- Khu di tích lịch sử Đền Hùng”; đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân; hội trại văn hóa; liên hoan văn nghệ quần chúng; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; biểu diễn nghệ thuật; hội chợ Hùng Vương; hội thi bơi chải trên sông Lô; giải bơi chải Việt Trì mở rộng trên hồ công viên Văn Lang; các hoạt động thể thao cùng nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc khác.

 

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới như tổ chức trưng bày các tư liệu ảnh, hiện vật về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xưa và nay”; cổ vật Văn Lang; triển lãm ảnh đẹp du lịch và ảnh nghệ thuật về quê hương, con người Phú Thọ tại bờ hồ công viên Văn Lang; tổ chức liên hoan hát xoan thanh, thiếu nhi thành phố Việt Trì.

 

Năm nay, lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì tiếp tục được tổ chức nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của vùng Đất Tổ, từng bước thực hiện chủ trương của Chính phủ đưa thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Cùng với việc xây dựng hồ sơ hát xoan là di sản đại diện nhân loại, tỉnh Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hát xoan, tạo điều kiện cho du khách cả nước có dịp được thưởng thức di sản qua các cuộc liên hoan hát xoan tại Đền Hùng và tại các làng Xoan cổ, phường Xoan gốc nhằm gắn với điểm du lịch di sản văn hóa tại thành phố Việt Trì như Miếu Lãi Lèn- xã Kim Đức; đình Hùng Lô- xã Hùng Lô, đình An Thái- xã Phượng Lâu đồng thời trưng bày tư liệu về Di sản hát xoan tại miếu Lãi Lèn…

 

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho du khách, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Đinh Dậu 2017 được tỉnh Phú Thọ tổ chức chu đáo, thành kính, trang nghiêm, an toàn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Đinh Dậu sẽ tiếp tục là lễ hội mẫu mực cho cả nước: Phần lễ phải đảm bảo tính trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng; phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh, văn minh, an toàn, tiết kiệm với tinh thần thân thiện, gần gũi và hấp dẫn du khách đồng thời tích cực quảng bá rộng rãi về hai di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát xoan Phú Thọ” đã được UNESCO vinh danh; khẳng định ý nghĩa cùng những nỗ lực, cố gắng của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên quê hương Đất Tổ.

 

                                                                                    PV

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục