(HBĐT) - Ngày 1-2/4, tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc tổ chức lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tham dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Kế hoạch đầu tư, Học viện Dân tộc; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Đà Bắc cùng đông đảo nhân dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận.

 

Mường Chiềng là trung tâm cụm 7 xã vùng cao huyện Đà Bắc, có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 90% so với tổng dân số của xã. Lễ hội cầu Mường là một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của người Tày, Đà Bắc. Lễ hội này diễn ra từ khi các dòng họ của người Tày bắt đầu về sinh sống và khai phá đất Mường Xồng, tức Mường Chiềng ngày nay để lập nghiệp. Lễ hội cầu Mường, (tiếng Tày gọi là Cau Mương) được tổ chức vào dịp đầu năm để tưởng nhớ tổ tiên, thành hoàng các họ mạc huyện Đà Bắc đã có công sức khai phá, tạo dựng lên bản, lên Mường, đồng thời bày tỏ sự tôn kính với thần đất, thần nước, thần rừng đã ưu ái tạo mưa thuận, gió hòa cho người dân bản Mường có cuộc sống bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Đặc biệt, lễ hội Cầu Mường còn tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn của các dòng họ đang sinh sống trên mảnh đất Mường Chiềng, giúp đồng bào chiến thắng giặc Pháp và tay sai trong những năm kháng chiến.

 

 

 

Nam thanh, nữ tú dâng lễ vật cầu Mường.

 

Năm 1953, giặc Pháp càn quét đến Mường Xồng và phát hiện nơi tổ chức lễ hội cầu Mường (tức nhà thờ bản Mường của người Tày và các dòng họ tại bản Chum Nưa) nên đã châm lửa đốt đi. Đến cuối năm 1953, các dòng họ và dân bản Mường đã bàn bạc, quyết định chuyển địa điểm và dựng lại nhà thờ tại xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng. Từ năm 1955, lễ hội cầu Mường kết thúc. Hơn 60 năm trôi qua, lễ hội cầu Mường chưa một lần được phục dựng lại, do vậy những giá trị lịch sử, văn hóa đang có nguy cơ bị thất truyền.

 

 

 

Hướng dẫn dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Tày cho chị em phụ nữ của địa phương.

 

Lễ hội cầu Mường được diễn ra trong 2 ngày với 2 phần lễ và hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi thức Lễ cúng Ma rừng tại bừ suối Bồ Bằm, xã Giáp Đắt mời thần linh, thô công, thổ địa, ma rừng long vương, diêm vương về nhận lễ tuyên bố lý do làm lễ cầu Mường. Tiếp đến là nghi thức lễ cúng Thầy và cúng Cầu Mường tại nhà văn hoá xóm Nà Mười do thầy cúng cùng phụ lễ, đội xoè nghi lễ trống, chiêng, pí và đại diện 12 dòng họ thực hiện để bày tỏ sự tôn kính với thần đất, thần nước, thần rừng đã ưu ái tạo mưa thuận giáo hòa cho người dân bản Mường có cuộc sống bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Sang phần hội được được diễn ra sôi nổi, hấp dẫn với các hoạt cảnh sắc xuân, nghi lễ vào hội và vòng xoè đoàn kết với 6 điệu xoè cổ của dân tộc Tày. Ngoài ra, tại lễ hội còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các xóm trong xã; các gian hàng giới thiệu và trình diễn nghề truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm, thuốc nam, chữ Tày…; thi đan thủ công giữa các xóm, thi các môn thể thao dân tộc.

 

 

Đông đảo du khách tham quan và mua sắm tại các gian hàng trưng bày sản phẩm truyền thống của người dân đia phương.

 

Với những giá trị lịch sử, văn hóa trên, việc phục dựng lại lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, xã Mường Chiềng là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Đảng bộ, chính quyền của nhân dân xã Mường Chiềng nói riêng và của cộng đồng dân tộc Tày nói chung.

 

 

 

Các bạn trẻ tham gia luyện viết chữ Tày.

 

 

 

Trò chơi dân gian luôn thu hút các được các bạn trẻ tham gia.

 

 

 

Thi đan sọt đừng đồ cưới của dân tộc Tày.

 

 

 

Hàng nghìn người dân đến xem buổi phục dựng lại lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày.

 

 

 

Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại lễ hội.

 

 

                                                                                      Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Phường Dân Chủ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có trên 35% dân số là người dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phường luôn quan tâm công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” tại huyện Lạc Sơn

Ngày 13/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 tại huyện Lạc Sơn.

Huyện Lương Sơn đón bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục