Ngày 12-4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Đào Đăng Hoàn, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã đưa ra những giải thích cho việc dừng lưu hành một số bài hát trong đó có “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

          

               Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh.

 

Ông Đào Đăng Hoàn cho biết, ngày 22-3-2017, Cục đã có quyết định gửi tất cả các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu thu hồi năm bài hát “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh - Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An) và “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Việc này theo như ông Đào Đăng Hoàn giải thích là từ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh đưa lên, sau khi phân cấp cho quản lý cho Sở theo nghị định 79, vì vấn đề liên quan đến bản gốc. Ban đầu Sở đề nghị 10 bài vì cho rằng có vấn đề, sau đó chúng tôi đã thảo luận rất nhiều lần và xác định trước hết phải dừng lưu hành năm bài”.

 

Ông Đào Đăng Hoàn cũng cho rằng, có ý kiến yêu cầu phải công khai danh sách các bài hát bị cấm để công chúng được biết, điều này không thể thực hiện được ngay vì Cục không thể thu thập được tất cả các bài hát được sáng tác ở miền nam thời kỳ trước năm 1975, những bài người nước ngoài sáng tác, hoặc những bài mới sáng tác. “Chỉ khi các đơn vị biểu diễn xin phép, chúng tôi mới thẩm định và cấp phép được. Không thể tự tạo ra một danh sách các bài hát để cấm được. Tính từ năm 1989, đến nay Cục đã cấp phép cho khoảng hơn 2.000 bài hát sáng tác trước năm 1975 và của tác giả định cư ở nước ngoài. Còn rất nhiều bài khác, không phải là không cấp phép, mà chưa cấp phép, vì không thông qua các chương trình biểu diễn”. “Ngay cả một số bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như “Ca dao mẹ”, “Huế - Sài Gòn – Hà Nội”, “Đêm thấy ta là thác đổ” đã được biểu diễn trong rất nhiều chương trình lớn, nhưng cũng chưa được cấp phép vì không có ai xin phép cả” – ông Đào Đăng Hoàn nói.

Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn Đào Đăng Hoàn cũng cho biết, sau này việc cấp phép rà soát vấn đề bản quyền trước, vì “biết đâu sau này có thể có những nhạc sĩ giữ bản quyền có những bài hát mà họ không muốn phổ biến”.

 

Về năm bài hát hát “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh-Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An) và “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ-Hồ Đình Phương), ông Đào Đăng Hoàn cho biết Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có quyết định số 20 ngày 22-3-2017 thu hồi 5 bài hát vì lý do chưa xác định được bản gốc.

 

* Ngay trong chiều 12-4, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã ban hành Giấy phép số 205/GP- NTBD về việc cho phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó, ca khúc "Nối vòng tay lớn" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được cấp phép dựa trên đề nghị kèm theo hồ sơ ngày 28-3-2017 của Trường đại học Y dược Huế về việc cấp giấy phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975, căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng nghệ thuật ngày 11-4-2017 và đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Băng đĩa, ca khúc "Nối vòng tay lớn", tác giả Trịnh Công Sơn - tác phẩm sáng tác trước năm 1975, được phép phổ biến trên toàn quốc.

 

Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề nghị Đại học Y dược Huế và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện đúng nội dung Giấy phép và các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định 15 (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15-3-2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24-3-2016, Thông tư số 10/2016/TT- BVHTTDL của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định pháp luật có liên quan.

 

                                                                

                                                    TheoNhandan

Các tin khác


Đặc sắc lễ hội rước Bụt Khụ Dúng

Mang ý nghĩa cầu mùa, khai hạ đầu năm mới, lễ hội rước Bụt Khụ Dúng ở huyện Lạc Sơn là hoạt động văn hoá, nghệ thuật dân gian không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc.

Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Phường Dân Chủ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có trên 35% dân số là người dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phường luôn quan tâm công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” tại huyện Lạc Sơn

Ngày 13/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 tại huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục