(HBĐT) - Chị Nguyễn Thanh Trà, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng huyện phát triển mạnh mẽ và luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh tại các hội thi, hội diễn. Hiện tại, huyện Tân Lạc đang chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức hội thi văn nghệ quần chúng cơ sở để lựa chọn tiết mục tham dự hội thi văn nghệ quần chúng toàn huyện được tổ chức vào đầu tháng 7 tới.

 

  Đội văn nghệ trường Dân tộc nội trú - THCS huyện Tân Lạc biểu diễn tại lễ khai mạc ngày sách tỉnh Hòa Bình năm 2017.

Phong trào văn nghệ quần chúng được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng với 264 đội văn nghệ quần chúng ở các xã, thị trấn, địa bàn dân cư và trên 50 đội văn nghệ tại các cơ quan, đơn vị, trường học. Mỗi tổ, đội có từ 10 - 20 thành viên vừa là nhạc công, vừa là diễn viên, sáng tác kịch bản kiêm biên đạo. Để phục vụ tập luyện và biểu diễn được tốt hơn, đa phần các đội văn nghệ tự trang bị âm thanh, ánh sáng, trang phục và nhạc cụ. Với niềm đam mê nghệ thuật, các diễn viên, nhạc công không chuyên đã đóng góp tích cực vào việc duy trì, bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của quê hương. Trong đó, nhiều xã có phong trào văn nghệ phát triển mạnh như: thị trấn Mường Khến, các xã: Phong Phú, Mãn Đức, Địch Giáo, Nam Sơn... Hàng năm, Trung tâm đã tổ chức nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ và phối hợp với các ngành tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng các sự kiện, ngày lễ lớn, kỷ niệm trong năm. Các chương trình văn nghệ biểu diễn đều có sự đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, trang phục, đạo cụ và được sự đón nhận, cổ vũ nhiệt tình của khán giả.

 

Ngoài ra, Trung tâm còn tập trung triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ nhằm duy trì tốt các hoạt động văn nghệ như: đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhân dân, đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động, khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của địa phương. Đặc biệt năm 2016, huyện đã tổ chức thành công Liên hoan tuyên truyền cổ động huyện Tân Lạc và tham gia hội thi tỉnh đạt đoạt 2 giải A, 1 giải B toàn đoàn tại Hội thi tuyên truyền cổ động tỉnh; Liên hoan các đội văn nghệ cơ sở tiêu biểu lần thứ II; Liên hoan trình tấu chiêng và trình diễn trang phục dân tộc tỉnh lần thứ II, năm 2016.

Chị Nguyễn Thanh Trà, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Tân Lạc chia sẻ: Để mở rộng và nâng cao các hoạt động văn nghệ quần chúng, các cơ quan chức năng trên địa bàn đang tiếp tục hướng dẫn, khuyến khích người dân tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống. Đồng thời, quan tâm bồi dưỡng, kết nạp thêm hội viên trẻ tuổi vào các đội văn nghệ, vừa tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân, vừa tạo nguồn nhân lực, nòng cốt duy trì và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng tại cơ sở. Bên cạnh đó, Trung tâm VH-TT huyện tiếp tục cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở, giúp dàn dựng chương trình, biên đạo múa, chỉnh sửa lời hát. Chỉ đạo các xã tập trung tập luyện kỹ, nghiêm túc, trong đó chú trọng vào các tiết mục mang đậm văn hóa truyền thống các dân tộc. Đồng thời, tổ chức thành công Hội diễn nghệ thuật huyện Tân Lạc, qua đó lựa chọn đội văn nghệ, các tiết mục xuất sắc tham gia và đạt thành tích cao tại Hội diễn văn nghệ quần chúng tỉnh năm 2017 được tổ chức vào cuối năm.  

                                                                            Hồng Ngọc

 

 

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục