(HBĐT) - Năm 2016, toàn xã Thung Nai chỉ có 14% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (GĐVH). Duy nhất xóm Mu được công nhận làng văn hóa (đạt 16,6%). Xóm có tỷ lệ hộ GĐVH thấp nhất là xóm Đoàn Kết với 1/46 hộ (đạt 2,2%). Vậy đâu là nguyên nhân tỷ lệ GĐVH ở Thung Nai thấp?

 

Cán bộ phụ trách văn hóa xã Thung Nai (bên phải) thường xuyên đi kiểm tra, thẩm định các hộ thực hiện tiêu chí trong bộ tiêu chí công nhận GĐVH.

 

Năm 2016, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu GĐVH ở huyện Cao Phong chiếm 62,2%. Nhiều xã có tỷ lệ hộ đạt GĐVH trên 50%. Tuy nhiên, tại Thung Nai, tỷ lệ hộ đạt GĐVH rất thấp. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết: Tỷ lệ GĐVH thấp phản ánh đúng đời sống của các hộ gia đình nói riêng và của xã nói chung. Tỷ lệ GĐVH cao làm gì khi đói nghèo còn đeo bám, tệ nạn xã hội vẫn xảy ra. Những “mảng tối”, “vết đen” kia được sinh ra từ chính các gia đình. Trước đây, nhiều hộ được công nhận GĐVH dẫn đến một thực tế, các hộ không có ý thức trong việc giữ gìn và phấn đấu để đạt danh hiệu một cách nghiêm túc.

 

Hàng năm, việc bình xét công nhận GĐVH ở một số xóm chưa chặt chẽ, chưa bám sát các tiêu chuẩn và còn chạy theo thành tích. Một số GĐVH sau khi được công nhận chưa phát huy ảnh hưởng tốt đối với cộng đồng. Thực trạng đó đòi hỏi cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc về bức tranh GĐVH hiện nay với việc đề ra hệ thống giải pháp hữu hiệu để xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc của xã miền núi. Trước tiên cần loại trừ những hoạt động mang tính hình thức, không đúng tiêu chuẩn.

 

Đồng chí Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh thêm: Từ thực tế trên, Đảng ủy, chính quyền xã Thung Nai xác định cần phải thay đổi tư duy, cách làm, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhân dân. Để làm sao những hộ đạt GĐVH thấy tự hào. Những gia đình chưa đạt phải phấn đấu đạt được. Sau khi họp bàn thống nhất với Đảng ủy, xã tổ chức họp dân để phổ biến kế hoạch bình xét GĐVH. Lúc đầu người dân tỏ ra không hài lòng, sau nhiều lần phân tích ý nghĩa của việc bình xét đúng thực chất, khắc phục bệnh thành tích người dân đồng tình, ủng hộ, thậm chí còn giúp Ban văn hóa xã điều tra, thẩm định việc thực hiện các tiêu chí của các hộ trong xóm.

 

Chị Bùi Thị Năng, xóm Nai là gia đình văn hóa 5 năm liền. Chị Năng chia sẻ: Tôi rất ủng hộ chủ trương bình xét GĐVH nghiêm   túc, đúng tiêu chuẩn. Việc được công nhận và giữ gìn danh hiệu GĐVH đối với gia đình tôi có ý nghĩa quan trọng, góp phần giáo dục con cái ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập. Gia đình luôn ý thức trong công việc của xóm, xã; phấn đấu làm giàu.

 

Năm 2016, việc bình xét GĐVH của xã diễn ra công khai, nghiêm túc, dân chủ và đúng thực chất. Xã kiên quyết thực hiện đúng quy trình bình xét GĐVH từ các xóm, lên xã sẽ tổ chức thẩm định lại để tuân thủ nghiêm túc những tiêu chí đề ra. Qua quá trình bình xét, năm 2016, toàn xã Thung Nai có 14% hộ đạt GĐVH. Trong đó, duy nhất xóm Mu được công nhận làng văn hóa. Số lượng thấp nhưng thể hiện sự công khai, minh bạch, dân chủ và tiến bộ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc chống bệnh thành tích đang tồn tại. Số hộ đạt danh hiệu GĐVH đã phản ánh chính xác đời sống KT-VH-XH của xã Thung Nai. Toàn xã tỷ lệ hộ nghèo còn 63,37%, những hộ nghèo sẽ không đạt GĐVH. 5/6 xóm đều có trường hợp sinh con thứ 3. Nhiều hộ đi làm ăn xa không tham gia các phong trào thi đua của xã cũng như không đóng đầy đủ các khoản thu nộp theo quy định, sống không hòa nhập với cộng đồng, không giữ gìn vệ sinh môi trường, không có ý thức bảo vệ các công trình công cộng, mắc các tai - tệ nạn xã hội… đều không được  GĐVH.

 

                                                                             Thu Thủy

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục